Yêu cầu về đánh giá kết quả thực hành

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật may cơ bản (Trang 55 - 58)

Bước công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh giá

Điểm đạt được

Bước 1: Ép keo. - Keo dính chắc vào vải nẹp, Bề mặt vải nẹp không bị phồng, rộp. 2 điểm Bước 2: Ủi định hình nẹp. - Kích thước nẹp đúng theo u cầu. 2 điểm Bước 3: May định hình nẹp.

- Hai đường may song song, đúng vị trí lấy dấu, lại mũi chỉ ở cuối đường may.

Bước 4: Xẻ trụ + May chặn lưỡi gà.

- Đường xẻ chính xác, khơng bấm đứt chỉ may, khơng bị bể góc.

- Đường may chặn lưỡi gà đúng vị trí.

2 điểm

Bước 5: May hoàn chỉnh nẹp.

- Đường may hai bên nẹp diễu lọt khe.

- Đường may chân nẹp diễu 0,1 cm.

- Đường may khoá chân nẹp cách đường chân trụ từ 1 – 1,5 cm.

- Vắt sổ bên trong chân nẹp.

2 điểm

7. Ghi nhớ

- Cấu tạo nẹp áo kiểu xẻ chìm.

- Phương pháp thực hiện nẹp áo kiểu xẻ chìm.

Câu hỏi bài 4

1. Trình bày đặc điểm, cấu tạo, quy cách và yêu cầu kỹ thuật của nẹp áo kiểu xẻ chìm?

2. Trình bày phương pháp may của nẹp áo kiểu xẻ chìm, Nêu các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa sai hỏng khi may nẹp áo kiểu xẻ chìm?

TĨM TẮT BÀI HỌC

Bài May nẹp áo kiểu xẻ chìm này là một bài tập tổng hợp, giúp củng cố cho người học những kiến thức và kỹ năng đã học ở các bài 1, 2, 3. Nội dung ở mỗi phần của bài học được thiết kế khoa học, hợp lý, nội dung cụ thể được sắp xếp như sau:

1. Phần kiến thức giúp người học nhận biết và phân biệt được nẹp áo kiểu xẻ chìm.

2. Phần Quy cách – Yêu cầu kỹ thuật trang bị kiến thức giúp người học thực hiện kỹ năng may nẹp áo kiểu xẻ chìm đạt yêu cầu.

3. Trang bị cho người học kỹ năng về phương pháp thực hiện các đường may cơ bản đúng kỹ thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ.

4. Phần hướng dẫn người học những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách phòng tránh/khắc phục khi thực hành các đường may cơ bản.

5. Bài tập thực hành được thiết kế phù hợp nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng cho người học.

6. Phần yêu cầu, đánh giá giúp người học xác định được mục tiêu rèn luyện kỹ năng.

7. Phần ghi nhớ giúp người học xác định được nội dung chính của bài học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trần Thuỷ Bình, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Thị Mai Hoa, Nguyễn Thu Huyền, Nguyễn Thị Hạnh. Giáo trình cơng nghệ may, NXB Giáo dục; 2005.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật may cơ bản (Trang 55 - 58)