Ly sóng đều

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật may cơ bản (Trang 47 - 53)

3. Đường may xếp ly

3.2. Ly sóng đều

3.2.1. Mơ tả - Ứng dụng

Ly sóng đều là những nếp vải được xếp cho nổi sóng lên và thường được áp dụng trên đầm, trang phục trẻ em, rèm cửa,...

3.2.2. Phương pháp thực hiện

Bước 1: Xếp ly. Gấp từng sóng vải đều nhau, theo cùng 1 chiều, ghim kim hoặc may lược cố định các nếp gấp.

Bước 2: Định vị nếp vải. May dằn ngang để giữ nếp vải, đường may cách mép từ 0,3 cm đến 0,5 cm.

Bước 3: Ủi hồn thiện. Ủi các sóng ly để các sóng ly thẳng nếp. * Yêu cầu kỹ thuật:

Các ly xếp đều nhau, thẳng nếp.

3.2.3. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục, ngăn ngừa

1 Các ly khơng đều.

- Lấy dấu khơng chính xác hoặc xếp ly khơng theo

- Lấy dấu chính xác và xếp ly đúng theo dấu đã xác

đúng dấu. định.

3.2.4. Bài tập thực hành

Thực hiện ly sóng đều trên miếng vải có kích thước 50 x 15 cm.

3.2.5. u cầu về đánh giá kết quả học tập

Bước công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh giá

Điểm đạt được

Bước 1: Xếp ly - Các ly đều, nổi sóng rõ ràng.

4 điểm

Bước 2: Định vị nếp vải. - Đường may thẳng, cách đều mép vải, không bị nhăn.

3 điểm

Bước 3: Ủi hồn thiện. - Các sóng ly đều, không bị xô lệch. - Vải khơng bị bóng.

3 điểm

3.2.6. Ghi nhớ

Ứng dụng và phương pháp thực hiện đối với ly sóng đều.

3.3. Ly sâu

3.3.1. Mơ tả - Ứng dụng

Ly sâu là ly gồm 2 nếp gấp của ly sóng hướng vào nhau, tạo khoảng giữa ở vải chìm sâu vào bên trong và thường được áp dụng trên áo đầm trẻ em, rèm cửa, …

3.3.2. Phương pháp thực hiện

Bước 1: Xếp ly. Cách thực hiện giống cách xếp ly sóng nhưng hai nếp gấp liền kề nhau từng đơi một thì hướng vào nhau, hai nếp gấp vải sát nhau.

Bước 2: Định vị nếp vải. May dằn ngang để giữ nếp vải, đường may cách mép từ 0,3 cm đến 0,5 cm.

Bước 3: Ủi hoàn thiện. Ủi các sóng ly để các sóng ly thẳng nếp. * Yêu cầu kỹ thuật:

Các ply nổi sóng rõ ràng, các sóng đều cùng chiều và bằng nhau.

3.3.3. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục, ngăn ngừa

1 Các ly không đều.

- Lấy dấu khơng chính xác hoặc xếp ly không theo đúng dấu.

- Lấy dấu chính xác và xếp ly đúng theo dấu đã xác định.

3.3.4. Bài tập thực hành

Thực hiện ly sâu trên miếng vải có kích thước 50 x 15 cm.

3.3.5. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Bước công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh giá

Điểm đạt được

Bước 1: Xếp ly - Các ly đều, nổi sóng rõ ràng.

4 điểm

Bước 2: Định vị nếp vải.

- Đường may thẳng, cách đều mép vải, khơng bị nhăn.

3 điểm

Bước 3: Ủi hồn thiện. - Các sóng ly đều, khơng bị xơ lệch. - Vải khơng bị bóng. 3 điểm 3.3.6. Ghi nhớ

Ứng dụng và phương pháp thực hiện đối với ly sâu.

3.4.1. Mô tả - Ứng dụng

Ly tròn là ly gồm 2 nếp gấp của ly sóng hướng, nhưng hai nếp gấp hướn về hai phía khác nhau, tạo khoảng vải giữa ở nổi phồng lên. Ly tròn là bề trái của ly sâu và thường được áp dụng trên áo đầm trẻ em, rèm cửa, ga phủ giường…

3.4.2. Phương pháp thực hiện

Bước 1: Xếp ly. Cách thực hiện giống cách xếp ly sóng nhưng hai nếp gấp liền kề nhau từng đơi một thì hướng về hai phía khác nhau, hai nếp gấp vải sát nhau.

Bước 2: Định vị nếp vải. May dằn ngang để giữ nếp vải, đường may cách mép từ 0,3 cm đến 0,5 cm.

Bước 3: Ủi hoản thiện. Ủi các sóng ly để các sóng ly thẳng nếp. * Yêu cầu kỹ thuật:

Các ly xếp đều nhau, thẳng nếp.

3.4.3. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục, ngăn ngừa

1 Các ly không đều.

- Lấy dấu khơng chính xác hoặc xếp ly không theo đúng dấu.

- Lấy dấu chính xác và xếp ly đúng theo dấu đã xác định.

3.4.4. Bài tập thực hành

Thực hiện ly trịn trên miếng vải có kích thước 50 x 15 cm.

3.4.5. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Bước công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh giá

Điểm đạt được

Bước 1: Xếp ly - Các ly đều, nổi sóng rõ ràng.

4 điểm

Bước 2: Định vị nếp vải.

- Đường may thẳng, cách đều mép vải, khơng bị nhăn.

3 điểm

Bước 3: Ủi hồn thiện. - Các sóng ly đều, khơng bị xơ lệch.

- Vải khơng bị bóng.

3.4.6. Ghi nhớ

Ứng dụng và phương pháp thực hiện đối với ly tròn.

Câu hỏi bài 3

1. Phân biệt các đường may can? Trình bày ứng dụng, phương pháp thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của các đường may can?

2. Phân biệt các đường may viền? Trình bày ứng dụng, phương pháp thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của các đường may viền?

3. Phân biệt các đường may xếp ly? Trình bày phương pháp thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của các đường may xếp ly?

TÓM TẮT BÀI HỌC

Đường may cơ bản là bộ phận giúp liên kết các chi tiết và cấu thành nên 1 sản phẩm hồn chỉnh, khơng những thế, đường may cơ bản cịn giúp trang trí, làm nổi bật ý đồ thiết kế, mang lại tính thẩm mỹ khơng nhỏ đối với trang phục.

Nhằm hoàn thiện cho người học kiến thức và kỹ năng thực hiện các đường may cơ bản, nội dung ở mỗi phần của bài học được thiết kế khoa học, hợp lý nhằm trang bị cho người học cả kiến thức và kỹ năng thực hiện các đường may cơ bản, cụ thể ở mỗi phần đều có các nội dung chính như sau:

1. Phần kiến thức giúp người học từng bước nhận biết và phân biệt được các đường may cơ bản.

2. Trang bị cho người học kỹ năng về phương pháp thực hiện các đường may cơ bản đúng kỹ thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ.

3. Phần hướng dẫn người học những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách phòng tránh/khắc phục khi thực hành các đường may cơ bản.

4. Bài tập thực hành được thiết kế phù hợp nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng cho người học.

5. Phần yêu cầu, đánh giá giúp người học xác định được mục tiêu rèn luyện kỹ năng.

6. Phần ghi nhớ giúp người học xác định được nội dung chính của bài học.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật may cơ bản (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)