Thực trạng hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu của công ty TNHH điện

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng linh kiện điện tử sang thị trường nhật bản của công ty TNHH điện tử meiko việt nam (Trang 28)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu của công ty TNHH điện

điện tử Meiko Việt Nam

3.3.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công tyTNHH điện tử Meiko TNHH điện tử Meiko

3.3.1.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Sau hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Công ty Meiko đã luôn không ngừng cố gắng nghiên cứu các thị trường xuất khẩu một cách kỹ lưỡng, cùng với việc tận dụng được nguồn tài nguyên nơi đây có hiệu quả nên cơng ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Việt Nam. Với việc nhập khẩu các mặt hàng có chất lượng cao từ các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc,.. công ty luôn cam kết chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình và đáp ứng được các thị trường tồn cầu. Tổng kim ngạch của cơng ty trong những năm gần đây khá cao và luôn tăng trưởng, được thể hiện cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 3.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2014-2017

Đơn vị: 100 USD

Năm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Kim ngạch XK 242.320 245630 254.170 263.900

(Nguồn: Báo cáo tài chính của cơng ty năm 2014-2017)

Thơng qua bảng số liệu trên ta có thể thấy.

-Tổng kim ngạch xuất khẩu của cơng ty khá lớn, năm 2014 có kim ngạch xuất khẩu 242.320 (100 USD), năm 2017 có kim ngạch là 254.470 (100 USD).

-Cơng ty đã ln cố gắng tích cực nâng cao lượng kim ngạch xuất khẩu qua các năm; có thể thấy tổng kim ngạch XK của công ty tăng dần qua các năm.

+ Từ năm 2014 đến năm 2015, lượng kim ngạch của công ty tăng lần lượt là 242.3200 (100 USD); 245.630 (100 USD). Lượng kim ngạch XK tăng là 3310 (100 USD); tốc độ tăng trưởng là 1,36%

+ Năm 2015 đến 2016 tăng từ 245.630 (100 USD) lên 254.170 (100 USD). Kim ngạch xuất khẩu tăng với lượng là 8540 (100 USD) với tốc độ tăng trưởng là 3,47%.

+ Năm 2016 đến 2017; tổng kim ngạch XK tăng từ 254.170 (100 USD) lên 263.900 (100 USD). Lượng kim ngạch XK tăng 9730 (100 USD) tương đương với tốc độ tăng

+ Tốc độ tăng kim ngạch XK của công ty đều qua các năm, và với tốc độ 3,82% từ năm 2016-2017 công ty đã luôn giữ vững và phát triển vào hoạt động xuất khẩu và thu được lợi nhuận cao.

3.3.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty Meiko

Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng linh kiện, sản phẩm điện tử của Việt Nam chiếm tỉ lệ lớn, đứng thứ 3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, các mặt hàng của cơng ty có lượng kim ngạch xuất khẩu lớn. Các sản phẩm xuất khẩu chính của cơng ty là các bo mạch điện tử, linh kiện điện tử. Các sản phẩm của công ty thường được các hãng nổi tiếng tin dùng như là Canon, Panasonic, Hitachi, Samsung, LG, Foxconn… Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được thể hiện dưới bảng 3.2. và biểu đồ 3.3

Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty giai đoạn 2014-2017

Đơn vị: 100 USD

STT Tên mặt hàng Kim ngạch xuất khẩu

2014 2015 2016 2017 1 Bo mạch điện tử 0064-5001LR 50.460 50.700 52.040 53.900 2 Bo mạch điện tử 0064-5020LR 42.700 45.000 46.000 47.850 3 Bo mạch điện tử 0138-5101WP 60.910 61.090 63.500 64.500 4 Bo mạch điện tử 0438-2001WP 35.600 40.100 42.850 44.200 5 ICs 30.700 26.100 29.780 31.050 6 Điện trở 10.250 10.700 9.500 11.030 7 Biến trở 11.700 11.970 10.800 11.370

(Nguồn: Báo cáo của phịng xuất nhập khẩu năm 2014-2017)

Qua phân tích các số liệu kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng qua các năm từ bảng trên ta có thể thấy:

-Sản phẩm xuất khẩu chính của cơng ty là bo mạch điện tử chiếm lượng kim ngạch xuất khẩu lớn. Gồm 4 dòng sản phẩm bo mạch điện tử: Bo mạch điện tử 0064-5001LR; 5020LR; 0138-5101WP; 0438-2001WP. Lượng xuất khẩu của các sản phẩm tăng qua các năm: Bo mạch điện tử 0064-5001LR có kim ngạch xuất khẩu năm 2014 là 50460 (100.USD) tăng lên 52900 (100 USD). Mặt hàng Bo mạch điện tử 0064-5020LR có kim ngạch XK tăng từ 42700 (100 USD) lên 47.850 (100 USD) tương ứng năm 2014-2017.

-Sản phẩm ICS có kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu với 31.050 (100 USD) trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

-Ngoài ra, các sản phẩm xuất khẩu như điện trở, và biến trở cũng đang dần được quan tâm.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của cơng ty khơng có biến động nhiều, cụ thể cơ cấu năm 2017 được thể hiện dưới biểu đồ 3.3:

Bo mạc h điệ n tử 006 4- 500 1L R; 20. 4 Bo mạc h điệ n tử 006 4- 502 0L R; 18. 2 Bo mạc h điệ n tử 013 8- 510 1W P; 24. 4 Bo mạc h điệ n tử 043 8- 200 1W P; 16. 7 ICs; 11. 8 Điệ n trở; 3.2 Biế n trở; 3.3

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty năm 2017

(Nguồn: Báo cáo của phòng xuất nhập khẩu năm 2017)

Thơng qua biểu đồ trên ta có thể thấy:

-Mặt hàng bo mạch điện tử chiếm tỉ trọng cơ cấu chủ yếu trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty chiếm 81,7% trong tổng các mặt hàng. Bao gồm 4 mã mặt hàng với các tỉ lệ cơ cấu như sau: Mặt hàng Bo mạch điện tử mã 0064-5001LR chiếm tỉ lệ 20,4%, mã 0064-5020LR chiếm 18,2%; mặt hàng mã 0138-5101WP có tỉ lệ 24,4% chiếm tỉ lệ cao nhất; mặt hàng mã 0438-2001WP có tỉ lệ 16,7%.

- Trong số mặt hàng xuất khẩu, mặt hàng Ics xuất khẩu cũng có tiềm năng rất lớn và đang có tỉ lệ tăng dần qua các năm, năm 2017 có tỉ lệ cơ câu chiếm 11,8%.

- Hai mặt hàng Điện trở và Biến trở xuất khẩu đang được quan tầm với tỉ lệ 3,2% và 3,3%.

3.3.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của cơng ty Meiko

Với quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng, các sản phẩm của cơng ty ln có chất lượng cao, uy tín và tin dùng. Nhờ đó mà cơng ty có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe, tiêu chuẩn cao của các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Dưới đây là

Bảng 3.4: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty giai đoạn 2014-2017 Đơn vị: 100 USD Thị trường XK Năm 2014 2015 2016 2017 KN XK Tỷ lệ (%) KNXK Tỷ lệ (%) KNXK Tỷ lệ (%) KNXK Tỷ lệ (%) Nhật Bản 100200 41,36 98.700 40,19 97.500 38,77 105.280 39,90 Hàn Quốc 90.750 37,45 95.900 39,04 105900 42,12 108.500 41,11 Trung Quốc 37.200 15,35 34.300 13,96 37.600 14,95 39.100 14,82 Đức 14.170 5,84 16.730 6,81 10.470 4,16 11.020 4,17 Tổng cộng 242320 100 245630 100 251470 100 263900 100

(Nguồn: Báo cáo của Phòng xuất nhập khẩu)

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy:

-Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty. Tuy nhiên những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm: từ 100200 (100 USD) năm 2014 xuống 97500 (100 USD) năm 2016 (tức giảm tỉ lệ từ 41,36% xuống 38,77% trong tổng kim ngạch), đến năm 2017 tăng lên 105280( 100 USD) tương đương 39,90%.

-Thị trường Hàn Quốc cũng là quốc gia mà công ty xuất khẩu chính và đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Cụ thể kim ngạch XK tăng từ 90750 (100 USD) năm 2014 lên đến 105900 (100 USD) năm 2016 (tức tăng tỉ lệ từ 37,45% lên 42,12% tổng kim ngạch XK) đến năm 2017 tăng lên 108500 (100 USD) tương đương 41,1%.

- Ngồi ra, cơng ty cịn xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc (14,82% năm 2017) và Đức ( 4,17% năm 2017).

3.3.2. Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu hàng linh kiện điện tử sang thị trườngNhật Bản của công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam Nhật Bản của công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam

3.3.2.1. Mở rộng quy mơ sản xuất và nâng cao cơng nghệ sản xuất

Có thể nói quy mơ sản xuất của cơng ty khá lớn, và luôn được mở rộng. Ngay từ khi thành lập, cơng ty đã có tổng số vốn đầu tư 300 triệu USD và dự án đầu tư của Meiko là một trong 10 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất năm 2006 và cũng là dự án sản xuất điện tử lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngồi tại thời điểm đó.

Hiện tại cơng ty Meiko đã hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử (EMS) thứ nhất năm 2008 và nhà máy sản xuất bản mạch PCB được hoàn thiện và đi vào hoạt động năm 2010. Công ty luôn đáp ứng được sản lượng hàng hóa sản xuất phù hợp với chỉ tiêu.

Để nhằm tăng lượng sản xuất hàng hóa ra, công ty đã mở rộng quy mô sản xuất của mình. Năm 2016, TNI Holdings Việt Nam và Cơng ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam (Meiko Electronics Việt Nam) vừa ký kết hợp đồng hợp tác về thuê cơ sở hạ tầng để mở rộng sản xuất. Theo đó,Meiko Việt Nam sẽ thuê lại cơ sở hạ tầng và đất tại Khu công nghiệp Quang Minh (thuộc TNI Holdings Việt Nam) để đầu tư xây dựng nhà máy điện tử thứ 3 của tập đoàn này tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư trên 50 triệu USD.

Cùng với đó, cơng ty ln đầu tư vào trang thiết bị máy móc nhà xưởng, nâng cao công nghệ sản xuất , đầu tư vài nguyên vật liệu đầu vào và nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất. Khi quy mô sản xuất của công ty được mở rộng, công nghệ được nâng cao nên lượng hàng hóa được sản xuất của cơng ty MeiKo sẽ tăng lên, lượng hàng hóa xuất khẩu cũng tăng lên.

3.3.2.2.Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng tạo lên ưu thế cạnh tranh của sản phẩm. Chính vì vậy cơng ty Meiko ln quan tâm đến chất lượng sản phẩm của mình, ln đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, giá cả, mẫu mã phù hợp với các thị trường mục tiêu của cơng ty.

Tập đồn điện tử Meiko Nhật Bản là một trong số những cơng ty đi đầu tồn cầu về sản xuất, thiết kế và bán bảng mạch in điện tử và thiết bị điện tử. Đạt được nhiều giải thưởng ISO, Meiko tiếp tục khẳng định vị thế của mình. Cơng ty Meiko Việt Nam là 1 trong 10 dự án đầu tư nứơc ngoài trực tiếp lớn nhất ở Việt Nam năm 2006, công ty điện tử Meiko việt Nam chuyên về sản xuất thiết bị điện tử, EMS và PCB.

Với nhà máy kĩ thuật cao và công nghệ chuyển giao từ Nhật Bản, Meiko Việt Nam đã nhận giải thưởng ISO năm 2010 cho sản phẩm chất lượng cao. Hằng năm công ty bỏ ra một khoản tiền khá lớn để đầu tư vào việc thay đổi máy móc, trùng tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ , cũng như việc mời về các kỹ sư có trình độ chun mơn cao từ

Các thiết bị điện tử, EMS, PCB ngày càng được đa dạng hóa về tính năng cũng như chất lượng do đó sản lượng xuất khẩu của những mặt hàng này ngày càng cao đặc biệt là mặt hàng linh kiện điện tử xuất khẩu chủ yếu là sang Nhật Bản

3.3.2.3.Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu

Công ty Meiko Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường, khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mà cịn đa dạng hóa mặt hàng. Cơng ty cung cấp nhiều mặt hàng hơn để đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau.

Đến nay công ty đã đa dạng hóa các mặt hàng của mình hơn như sản xuất các điện trở các biến trở, các máy biến áp, và đặc biệt có thêm mặt hàng bảng mạch điện tử cho các thiết bị điện tử như tivi, smartphone,… đang rất được ưa chuộng.

3.3.2.4. Đầu tư vào công nghệ và nhân lực:

Nhận thấy được tầm quan trọng của viêc ứng dụng công nghệ vào sản xuất công ty đã chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động và cải tiến chất lượng sản phẩm. Công ty đã mạnh dạn đầu tư và đi đúng hướng nhập khẩu những thiết bị tiên tiến, hiện đại của Nhật Bản. Chính từ việc nhận thức và tầm nhìn chiến lược phải đưa thiết bị tiên tiến, hiện đại, tự động thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu vào sản xuất mới có thể đưa năng suất lao động lên cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm mà năng suất lao động của công ty đã tăng lên đáng kể.

Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ cho cả sản xuất và nhân viên văn phịng về cơng nghệ, tay nghề và ngoại ngữ. Hàng năm, công ty đã cử các kỹ sư, nhân viên đi sang các chi nhánh khác tại Trung Quốc, Nhật Bản để học hỏi những kinh nghiệm, và trau dồi kiến thức.

3.4. Những thành cơng và hạn chế cịn tồn tại khi thúc đẩy xuất khẩu hàng linh kiện điện tử sang thị trường NB của công ty TNHH Meiko Việt Nam.

3.4.1. Những thành công đạt được.

Thông qua việc nghiên cứu vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử tại công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Sau hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, cơng ty Meiko Việt Nam - một doanh nghiệp có vốn 100% từ Nhật Bản, công ty đã đạt được những thành công đáng kể về doanh thu; lợi nhuận và tăng trưởng.

Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh quốc tế của cơng ty đang phát triển và tiến bộ, có những điểm mạnh sau:

Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu hàng linh kiện điện tử nhìn chung ln đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra.

Thứ hai, công ty liên tục tiến hành đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường, bên cạnh việc chú trọng phát triển các thị trường truyền thống thì cơng ty cũng đã tìm kiếm đối tác mới. Hiện nay thị trường tiêu thụ của công ty đã ở trên rất nhiều các quốc gia của Châu Á. Việc mở rộng thị trường có ý nghĩa rất lớn đối với tiềm năng phát triển của cơng ty sau này đồng thời nó là cách phịng vệ tốt nhất trước những thay đổi đột ngột của một thị trường chủ chốt nào đó.

Thứ ba, cơng ty đã bước đầu đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, từng bước triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, đa ngành nghề kinh doanh, đầu tư sản xuất những mặt hàng cao cấp. Cụ thể là công ty đã đầu tư, bổ sung các thiết bị chuyên dùng tiên tiến, hiện dại, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Thứ tư, công ty đã xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của mình tại thị trường Nhật Bản.

Cơng ty là cơng ty có 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, xuất hiện sớm so với sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử. Do là cơng ty có FDI của Nhật nên được nhiều thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu hàng linh kiện điện tử sang Nhật. Hoạt động khá lâu và có uy tín trong việc xuất khẩu linh kiện điện tử sang các thị trường khác với chất lượng tốt và giá thành rẻ, do giá nhân công rẻ.

Thứ năm, nhờ vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu với những thành tựu đáng kể của mình, cơng ty đã tạo cơng ăn việc làm cho nhiều công nhân, mang về nhiều ngoại tệ cho quốc gia.

3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

3.4.2.1 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân chủ quan.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của cơng ty cũng cịn một số hạn chế và những nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, giá trị xuất khẩu của công ty chưa cao.

Do hình thức xuất khẩu chủ yếu của cơng ty là gia công quốc tế. Công ty tại Việt Nam là chi nhánh của tập đoàn tại Nhật Bản. Như chúng ta biết khi nhận gia cơng thì cơng ty chỉ thu về phí gia cơng, mà số tiền này có giá trị rất nhỏ so với hợp đồng. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu của công ty tuy lớn nhưng giá trị thật của hoạt động xuất khẩu không cao.

Thứ hai, chất lượng sản phẩm của công ty chưa cao so với các doanh nghiệp khác

nên khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường thế giới còn yếu.

Do việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật vào hoạt động sản xuất của công ty vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Năng lực và thiết bị công nghệ kém đồng bộ, lạc hậu, chưa huy động hết cơng suất của máy móc thiết bị.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng linh kiện điện tử sang thị trường nhật bản của công ty TNHH điện tử meiko việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)