Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng linh kiện điện tử sang thị trường nhật bản của công ty TNHH điện tử meiko việt nam (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. Những thành công và hạn chế còn tồn tại khi thúc đẩy xuất khẩu hàng linh kiện

3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

3.4.2.1 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân chủ quan.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của cơng ty cũng cịn một số hạn chế và những nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, giá trị xuất khẩu của công ty chưa cao.

Do hình thức xuất khẩu chủ yếu của cơng ty là gia công quốc tế. Công ty tại Việt Nam là chi nhánh của tập đoàn tại Nhật Bản. Như chúng ta biết khi nhận gia cơng thì cơng ty chỉ thu về phí gia cơng, mà số tiền này có giá trị rất nhỏ so với hợp đồng. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu của công ty tuy lớn nhưng giá trị thật của hoạt động xuất khẩu không cao.

Thứ hai, chất lượng sản phẩm của công ty chưa cao so với các doanh nghiệp khác

nên khả năng cạnh tranh của cơng ty trên thị trường thế giới cịn yếu.

Do việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật vào hoạt động sản xuất của công ty vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Năng lực và thiết bị công nghệ kém đồng bộ, lạc hậu, chưa huy động hết cơng suất của máy móc thiết bị.

Hoạt động kinh doanh được tiến hành chưa theo một chiến lươc xây dựng cụ thể, khoa học. Do đó hiệu quả chưa cao.

Thứ ba, cơng tác tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại của của cơng ty cịn

yếu, không cao.

Công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường chỉ do phòng kế hoạch thị trường đảm nhận mà chưa có phịng Marketing riêng biệt. Điều này cho thấy tính chun mơn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty vẫn chưa cao. Trong khi đó hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế vẫn cịn đơn giản. Cơng ty chỉ tham gia các hội chợ - triển lãm với quy mô nhỏ trong nước mà chưa chú trọng đến các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. Công ty chưa thành lập được website quảng bá sản phẩm để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác có thể biết đến và tìm hiểu.

Cơng ty vẫn chưa đầu tư đúng mức vào việc nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiêu và đặc biệt chưa coi trọng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ tư, trình độ cán bộ xuất nhập khẩu của cơng ty cịn hạn chế.

Đó là những hạn chế về ngoại ngữ, về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu… Do đó đã xảy ra những vụ vi phạm hợp đồng như chậm giao hàng, chậm trễ trong công tác thủ tục hải quan, hàng giao khơng đúng chất lượng…làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

3.4.2.2. Nguyên nhân khách quan.

Bên cạnh những ngun nhân bên trong cơng ty thì những hạn chế cịn được tác động do những ngun nhân khách quan:

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đem lại cho các doanh nghiệp những lợi thế, những cơ hội khơng nhỏ nhưng đồng thời nó cũng kéo theo các thách thức, khó khăn đối với chính các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành điện tử. Khi nước ta thực hiện việc mở cửa thị trường, xóa bỏ các rào cản, các biện pháp bảo hộ điều đó khiến cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ là doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan… khiến cho thị phần kinh doanh bị giảm sút.

Cơ chế, chính sách xuất khẩu cũng như sản xuất của nước ta chưa được đồng bộ còn nhiều bất cập: ngành sản xuất linh kiện và linh kiện điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều luật mà đôi khi các luật này lại không thống nhất điều này gây ra tâm lý không ổn định cho nhà sản xuất.

Hầu hết các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu vì nguồn nguyên liệu trong nước chất lượng kém. Do đó hiệu quả của hoạt động xuất khẩu vẫn chưa cao, việc chuyển từ gia cơng quốc tế sang xuất khẩu trực tiếp cịn gặp nhiều khó khăn.

Các chính sách thủ tục hành chính của Việt Nam cịn nhiều phức tạp, khó khăn, khiến các đối tác nước ngồi có sự lo ngại, kéo theo đó là ảnh hưởng đến việc ký kết các hợp đồng của doanh nghiệp điện tử.

Thị trường Nhật bản là thị trường đa dạng về mọi mặt hàng linh kiện điện tử với mẫu mã phong phú và chất lượng tốt, nên việc chúng ta muốn xuất khẩu linh kiện điện tử sang thị trương Nhật Bản là rất khó khăn để cạnh tranh được với doanh nghiệp Nhật. Do có lợi thế về giá nhân cơng rẻ nhưng đó cũng là lợi thế của Thái Lan và Trung Quốc nên việc xuất khẩu của chúng ta không dễ dàng.

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ SANG THỊ TRƯỜNG

NB CỦA CÔNG TY MEIKO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng linh kiện điện tử sang thị trường nhật bản của công ty TNHH điện tử meiko việt nam (Trang 34 - 37)