Xu hướng phát triển linh kiện điện tử hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng linh kiện điện tử sang thị trường nhật bản của công ty TNHH điện tử meiko việt nam (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.1. Xu hướng phát triển linh kiện điện tử hiện nay

4.1.1. Xu hướng phát triển của Việt Nam

Ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện tử mới chỉ dừng lại ở mức sản xuất các mặt hàng điện tử dân dụng, có giá trị sản xuất khơng cao, vì thế kim ngạch xuất khẩu của ngành cơng nghiệp điện tử Việt Nam chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường thế giới. Những mặt hàng có giá trị sản xuất cao như các thiết bị điện tử công nghiệp, điện tử y tế, thiết bị tin học, viễn thơng… mớí chỉ bắt đầu tiếp cận hoặc gia công lắp ráp chứ chưa phát triển thành một ngành sản xuất thực sự.

Ở Việt Nam các sản phẩm tự nghiên cứu thiết kế và chế tạo như các thiết bị điện tử viễn thông, các thiết bị audio – video, karaoke, các thiết bị đo lường và điều khiển trong công nghiệp… cũng đã xuất hiện trên thị trường, nhưng số lượng không nhiều nên cần được duy trì và tiếp tục đầu tư để phát triển theo hướng tập trung trên cơ sở chuẩn hoá quốc gia. Việt Nam cũng đang quan tâm đầu tư nghiên cứu các loại sản phẩm này. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng hệ thống thiết kế IC chuyên dụng (ASIC) cho các loại sản phẩm, tiến tới sản xuất ra các sản phẩm vi mạch theo mẫu thiết kế ở nước ngoài và tổ chức triển khai ứng dụng các mẫu này để tạo ra các sản phẩm điện tử mang thương hiệu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực như cách làm của Trung Quốc, thiết kế ở trong nước và thuê sản xuất tại Mỹ.

Xác định hội nhập kinh tế toàn cầu là xu thế khách quan, Việt Nam đã lần lượt gia nhập các tổ chức như; APEC, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và WTO. Đây là những điều kiện rất cơ bản để Việt Nam tận dụng được lợi thế so sánh của mình, tăng trưởng và ổn định kinh tế. Tuy nhiên, cũng đặt ra khơng ít thách thức, nếu khơng nhanh chóng tìm giải pháp để khắc phục và vượt qua, nền sản xuất trong nước có thể bị thua thiệt rất lớn.

4.1.2. Định hướng phát triển của công ty TNHH diện tử Meiko Việt Nam

Trong khi thị trường Việt Nam được đánh giá là khá dễ tính, dễ tiếp cận, hầu như khơng có các hàng rào kỹ thuật và người tiêu dùng Việt Nam cũng khá ưa chuộng hàng

của Nhật Bản thì việc tiếp cận với thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam lại không hề dễ dàng. Bởi thị trường Nhật bản được đánh giá là khó tiếp cận với nhiều rào cản như: Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hợp quy; vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm; xuất xứ hàng hóa, bao bì, nhãn mác, thiết kế mẫu mã; văn hóa tiêu dùng; hệ thống phân phối phức tạp, chi phí xúc tiến thương mại, điều tra thị trường rất cao; hệ thống nhập khẩu, mua hàng và bảo quản phức tạp…Các chuyên gia cho rằng, việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt cịn có nhiều hạn chế, trong đó nguyên nhân lớn nhất là chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu.

Nắm bắt được tình hình đó cơng ty Meiko liên tục cho ra những sản phẩm linh kiện điện tử mới với những tính năng vượt trội đáp ứng được nhu cầu của các tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản như Sony, Panasonic, Canon, Fujitsu, Hitachi và Toshiba. Nên là lượng xuất khẩu sang nước này đang có chiều hướng tăng trưởng. Cơng ty Meiko cho ra mắt những bo mạch điện tử nhỏ gọn giá thành thấp hơn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của các công ty nhập khẩu.

Vào năm 2018, công ty dự kiến sẽ thay đổi một số mày móc trang thiết bị nhăm nậng cao hơn chất lượng sản phẩm cũng như năng xuất để có thể đảm bảo tiêu chuẩn khi xuất sang một đất nước khó tính như Nhật Bản. Mở rộng quy mô sản xuất đến năm 2018 ước đạt số lượng nhân công lên đến 3500 công nhân, sản lượng hàng năm đạt 100 triệu sản phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng linh kiện điện tử sang thị trường nhật bản của công ty TNHH điện tử meiko việt nam (Trang 37 - 38)