Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu vải dệt may từ thị trường trung quốc của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 40 - 45)

3 .1Giới thiểu về Công ty cổ phần May Sông Hồng

3.5 Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ

vật liệu ngành dệt may hàn của công ty cổ phần May Sông Hồng

- Mức tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí qua các năm tăng giảm chưa đồng nhất , có tăng nhưng vẫn cịn ở mức thấp. Thể hiện qua mức lãi suất của công ty chưa tương xứng với doanh thu và chi phí bỏ ra. Điều này phản ánh hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu này chưa cao, doanh nghiệp cần có những biện pháp để nâng cao chỉ tiêu này .

- Số vòng quay của vốn lưu động tuy tăng qua các năm nhưng vẫn còn ở mức thấp. Số vòng quay chưa thực sự hiệu quả, thể hiện thời gian tái sử dụng vốn chưa nhanh. Doanh nghiệp phải huy động vốn nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh, trong khi nguồn vốn huy động của doanh nghiệp thường sử dụng là nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Vay từ ngân hàng phải chịu phí kinh doanh nhiều hơn nên lợi nhuận giảm đi và làm cho hiệu quả kinh doanh giảm. Vì thế doanh nghiệp cần có những biện pháp để nâng cao vịng quay của

3.5 Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần May SôngHồng Hồng

3.5.1 Ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu củaCông ty. Công ty.

+ Lợi nhuận của Công ty tăng đều qua các năm, tuy có năm giảm nhưng khơng đáng kể. Nhưng mức lợi nhuận này được nâng lên và năm 2018 là trên 500 tỷ đồng. Điều này thể hiện sự nỗ lực của ban cán bộ, nhân viên Cơng ty trong việc có chiến lược kinh doanh , nắm bắt cơ hội thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, thiết lập các quan hệ đối tác làm ăn hiệu quả để lợi nhuận của Công ty ngày càng được nâng cao.

+ Tỷ suất lợi nhuận tăng qua các năm

Lợi nhuận của Công ty tăng mạnh qua các năm, đồng thời tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí cũng tăng qua các năm. Tuy mức tăng này chưa tương xứng hay thấp hơn mức tăng của lợi nhuận, nhưng cũng thể hiện được sự tiến bộ của Công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công ty cần giữ vững xu thế này để mức tỷ suất này được nâng cao hơn nữa.

+ Số vòng quay của vốn lưu động: Tăng qua các năm, thể hiện vốn ngày càng được nhanh chóng tái sử dụng, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên số vòng quay này so với các doanh nghiệp thương mại cịn thấp,

+ Doanh thu bình quân và lợi nhuận bình quân của một lao động tham gia nhập khẩu tăng qua các năm và chỉ số này ở mức tương đối cao. Tuy số lao động tương đơi ít nhưng doanh thu và lợi nhuận làm cho doanh nghiệp tương đối lớn. Doanh nghiệp cần phát huy điều này hơn nữa.

3.5.2 Nguyên nhân của những tồn tại

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của các hạn chế nêu trên. Trong đó, có các nguyên nhân chủ quan và khách quan :

 Nguyên nhân chủ quan - Về thị trường nhập khẩu

Cho đến nay thị trường của công ty phụ thuộc vào các đối tác có quan hệ từ trước ở thị trường chính như Trung Quốc . Vì thế cơng ty khó tránh khỏi bị động về thời gian và giá cả. Công ty chưa chủ động khai thác thị trường nước ngoài trong khi nguồn hàng cung cấp còn thiêu so với nhu cầu khách hàng trong nước.

- Thiếu thơng tin nắm bắt tình hình

Mặc dù đã hoạt động được nhiều năm, nhưng công ty vẫn chưa chú trọng tới công tác Marketing, chưa xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng cáo nhằm hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của cơng ty

- Bên cạnh đó, cho tới nay cơng ty vẫn chưa xây dựng được cho mình một hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu cho hợp lý. Cùng với đó là việc cơng ty chưa chủ động được trong việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, thời gian cũng như kế hoạch vận chuyển của cơng ty cịn phụ thuộc vào đối tác vận chuyển.

Và Công ty May Sông Hồng thực chất là sản xuất hàng gia cơng nên cịn phụ thuộc nhiều vào các hang đặt gia công. Điều này cũng làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.

- Cơ cấu bộ máy , vấn đề phân cơng phịng ban chưa hợp lí

Vẫn cịn tình trạng người làm đúng người làm không đúng công việc được giao khiến công việc giao cho các phòng ban bị chồng chéo nhau .

 Nguyên nhân khách quan

- Biến động giá cả của thị trường thế giới

Có nhiều yếu tố thuộc mơi trường chính trị pháp luật tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp nói chung, nhưng xét riêng về hoạt động kinh doanh của cơng ty thì yếu tố thuế quan được coi là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến hiệu quả nhập khẩu của công ty.

 Thuế quan

Thuế quan bao gồm thuế quan nhập khẩu và thuế quan xuất khẩu, là loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu, theo đó người tiêu dùng trong nước phải trả cho hàng hóa nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu nhận được. Thuế bên cạnh vai trò quan trọng là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, nó cịn giúp bảo hộ nền sản xuất trong nước và đồng thời duy trì được việc làm cho người dân trong nước.

Năm 2015 được đánh giá là năm bản lề quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Năm này đánh dấu bước khởi đầu quan trọng của lộ trình cắt giảm ở mức sau nhất và tiến tới mức cam kết cuối cùng về xóa bỏ thuế suất nhập khẩu trong các hiệp định tự do thương mại (FTA) mà Việt Nam đã ký kết với những đối tác quan trọng như ASEAN, Trung quốc, Hàn Quốc… Theo đó mà hàng hóa nhập khẩu từ một số nước nằm trong hiệp định sẽ được hưởng một mức thuế suất thấp. Điều này có tác động khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các công ty nhập khẩu trong nước.

2.3.2.2. Mơi trường kinh tế

Bên cạnh mơi trường chính trị, pháp luật, những yếu tố thuộc mơi trường kinh tế dưới đây cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu và hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.

Sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước

Môi trường kinh tế trong nước ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng hóa của cơng ty. Các yếu tố phải kể đến ở đây như là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta, lạm phát, tỷ giá hối đoái….

Các hiệp định thương mại

Các hiệp định giữa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

Tháng 11/2002 ASEAN ký với trung quốc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện. Hiệp định này là tiền đề để cho hai bên tiếp tục ký kết các hiệp định khác nhằm thiết lập khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc:

- Tháng 11/2004 ASEANvà Trung Quốc ký kết hiệp định về Thương mại hàng hóa và có hiêu lực từ tháng 7/2005

- Tháng 1/2007 Hiệp định về Thương mại dịch vụ lại tiếp tục được ký kết và có hiệu lực từ tháng 7/2007

- Tháng 8/2009 Hiệp định về đầu tư chính thức có hiệu lưc từ tháng 2/2010 Theo Bộ Tài chính, thực hiện Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế trong vòng 10 năm, linh hoạt đến lộ trình cuối cùng vào năm 2018. Số dòng thuế còn lại Việt Nam cam kết cắt giảm về từ 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2020

Theo đó, từ 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm thêm 3.691 dòng thuế xuống 0% so với năm 2014 (nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% là 7.983 dòng, chiếm 84,11% tổng biểu), tập trung vào các nhóm mặt hàng: chất dẻo và chất dẻo nguyên liệu, đồ nội thất và các sản phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng, máy vi tính và các sản phẩm linh kiện điện tử, vải may mặc, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, sản phẩm dệt may, và 1 số sản phẩm sắt thép. Thuế suất 2016, 2017 giữ nguyên so với năm 2015.

Từ 1/1/2018, có thêm 588 dịng thuế cắt giảm xuống 0% nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% lên 8.571 dòng, chiếm 90,3% tổng biểu, gồm một số mặt hàng chế phẩm từ thịt, chế phẩm từ rau quả, ngũ cốc, động cơ điện, hàng gia dụng, hóa chất, linh kiện phụ tùng ô tô, vật liệu xây dựng, nhựa, cao su, giấy…

Đến năm 2020, có khoảng 475 dịng thuế nhạy cảm được cắt giảm xuống 5% gồm các sản phẩm sắt thép, cáp điện, sản phẩm điện gia dụng; các sản phẩm cao su,

gốm sứ, giấy, xi măng, nhựa và các sản phẩm công nghiệp khác; các chế phẩm nông nghiệp đã qua chế biến; một số dòng xe tải và xe chuyên dụng ...

Những dịng duy trì thuế suất cao hoặc khơng cam kết cắt giảm thuế quan gồm 456 dòng thuế, gồm: trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy trừ xe tải 6-10 tấn), xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, một số mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng.

Thị trường ngành vải dệt may trong 3 năm qua giá cả luôn biến động đặc biệt là 2016, 2017 giá cả lúc tăng lúc giảm. Nhưng từ năm 2018, giá thường xuyên tăng. Cũng do biến động thất thường nên một số trường hợp không năm bắt dẫn đến quyết định nhập hàng trước khi giá giảm , gây thiệt hại cho kinh doanh.

- Thêm vào đó, với các quy định phức tạp của nhà nước hiện nay về các thủ tục hành chính liên quan hoạt động nhập khẩu buộc các công ty phải thực hiện qua nhiều bước, điều này làm mất thời gian, tăng chi phí. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm qua

- Một nguyên nhân khác có tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chính là sự thiếu minh bạch thơng tin thị trường, cũng như sự thiếu ổn định trong các chính sách nhập khẩu của nhà nước. Thông tin thị trường thiếu minh bạch dẫn đến một môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh, bất cơng bằng. Điều này mang lại lợi ích cho một số doanh nghiệp nhưng lại có thể làm hại doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, sự thiếu ổn định trong chính sách của nhà nước làm cho các đơn vị kinh doanh nhập khẩu không giám mạo hiểm, đầu tư mở rộng quy mơ nhập khẩu. Điều này góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh nói chung của các cơng ty.

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VẢI DỆT MAY TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu vải dệt may từ thị trường trung quốc của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 40 - 45)