Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh vải dệt may nhập khẩu của công

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu vải dệt may từ thị trường trung quốc của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 47 - 52)

3 .1Giới thiểu về Công ty cổ phần May Sông Hồng

4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty

4.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh vải dệt may nhập khẩu của công

mại cho các hãng sản xuất vải dệt may lớn tại thị trường Việt Nam.

Trong những năm tới, hướng phát triển của Công ty là : Bên cạnh sản phẩm chăn,ga, gối, đệm, công ty đẩy mạnh việc nghiên cứu mở rộng thị trường, từ đó thêm nhiều phương án đầu tư vào các lĩnh vực, sản phẩm mới khác chủ yếu nhập từ nước ngoài , tiếp tục mở rộng thị phần trên cả 3 miền : Bắc, trung, Nam.

Để đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu công ty cũng tiến hành song song hoạt động kinh doanh bán hàng, giới thiệu sản phẩm ra thị trường. Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với nhu cầu sử dụng sản phẩm may mặc và chăn, ga, gối cao. Bên cạnh đó trong xu thế xã hội phát triển nhu cầu sử dụng các nguyên liệu phục vụ cho xây dựng phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơng nghiệp đóng tàu,..càng cao, đây là cơ hội kinh doanh tốt cho công ty trên cơ sở thành công đã đạt được. Công ty cổ phần May Sơng Hồng có thêm các định hướng để phát triển trong những năm tới.

Phân phối lại các kênh thương mại trong nước : Tăng cường xây dựng thêm các kênh phân phối tại các tỉnh, lựa chọn các đơn vị tiêu thụ, các cá nhân kinh doanh có khả năng tài chính dồi dào. Mở rộng mạng lưới bán hàng và tổ chức nhân viên bán hàng chuyên nghiệp hơn nữa.

Phân phối cho các nhà sản xuất trực tiếp: Duy trì các mối quan hệ sẵn có, đồng thời khơng ngừng mở rộng thêm những khách hàng mới.

4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.

4.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh vải dệt may nhập khẩu củacông ty công ty

a. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng nhập khẩu

hoạt động kinh doanh của công ty. Khi đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ hàng nhập khẩu thì sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho, và giúp cho cơng ty có thể thu hồi được vốn nhanh, nhanh chóng quay vịng được vốn để đầu tư kinh doanh tiếp, tăng doanh thu tiêu thụ và nâng cao đựoc hiệu quả kinh doanh. Do đó, cơng ty phải có những chính sách , biện pháp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ các sản phẩm vải dệt may nhập khẩu, để làm được điều này công ty cần tiến hành những biện pháp sau:

Thứ nhất : công ty phải lựa chọn các sản phẩm có khả năng cạnh tranh và có nhu cầu lớn. Công ty phải bám sát và nắm bắt được nhu cầu thị trường, trước hết là để đáp ứng tối đa nhu cầu đó, sau đó là để cân đối sản lượng vải dệt may nhập khẩu, chủ động điều chỉnh kế hoạch nhập khẩu cho phù hợp.

Thứ hai : Về đối thủ cạnh tranh, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh vải dệt may. Điều này dẫn đến sự giống nhau về chủng loại vải dệt may giữa Công ty và các doanh nghiệp khác. Vì vậy muốn đẩy mạnh tiêu thụ vải dệt may nhập khẩu, Cơng ty cần phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, qua đó nắm bắt được thơng tin, tình hình kinh doanh của họ và tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, liên hệ với bản thân mình để đưa ra những chiến lược, kế hoạch kinh doanh đúng hướng.

Thứ ba: Cần thành lập một phòng ban riêng tổ chức nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thi trường hiện tại và tương lai, đưa ra các quyết định xúc tiến hỗn hợp như tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiến , bán hàng và các loaị dịch vụ để kích thích sức mua của thị trường. Lựa chọn cơng cụ có tính khả thi, phù hợp với khả năng tài chính và đáp ứng các mục tiêu đề ra trong chiến lược truyền tin và xúc tiến hỗn hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng vải dệt may nhập khẩu và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.

Thứ tư : Cần phải hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng. Công ty cần lựa chọn kênh phân phối dọc (đây là kênh phân phối rất hiệu quả đang được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới). Để làm được điều này công ty cần phải quan tâm đến một số hoạt động cụ thể :

Đầu tư xứng đáng cho việc thiết kế hay xây dựng hệ thống kênh hoàn hảo, tạo ra một kênh tối ưu về chiều dài, chiều rộng, số lượng kênh được sử dụng và tỷ trọng hàng hoá được phân bổ vào mỗi kênh. Muốn vậy, Cơng ty cần tiến hành phân tích

tồn diện các yếu tố nội tại công ty, các yếu tố thuộc về trung gian phân phối, thị trường, khách hàng và yếu tố thuộc môi trường kinh doanh vĩ mô.

Sau khi thiết kế được cơ cấu kênh phân phối tối ưu, Công ty phải phát triển mạng lưới phân phối và thực hiện các biện pháp để điều khiển và quản lý nó.

Hiệu quả của giải pháp: Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sẽ giúp cho công ty thu hồi vốn nhanh, tăng số vòng quay vốn, tăng doanh thu tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

b. Tăng cường cơng tác tìm kiếm và mở rộng thị trường hàng nhập khẩu

Việc tìm kiếm thị trường là vấn đề rất quan trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và có hiệu quả. Nếu tìm kiếm được thị trường có nguồn cung ứng các sản phẩm vải dệt may nhập khẩu tốt thì hoạt động kinh doanh sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, hạn chế được rủi ro. Công ty cần tiến hành các biện pháp :

Thứ nhất : Công ty cần tiến hành các bước để lựa chọn thị trường nhập khẩu và bạn hàng nhập khẩu:

Phân loại thị trường : theo các tiêu chí địa lý, chính sách tập quán thương mại, chế độ chính trị. Để loại trừ các thị trường khơng thích hợp chẳng hạn như thị trường có chế độ bảo hộ mậu dịch khắt khe, các chính sách kinh tế cực đoan, điều kiện địa lý khơng thích hợp.

Lựa chọn thị trường mục tiêu : dựa trên kết quả phân loại và loại trừ, công ty cần lựa chọn một số thị trường triển vọng, thuận lợi nhất cho hoạt động nhập khẩu của mình.

Lựa chọn bạn hàng giao dịch: Sau khi lựa chọn được thị trường nhập khẩu bước tiếp theo là lựa chọn bạn hàng nhập khẩu có thể là các hãng, các cơng ty… đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của mình.

Thứ hai : cơng ty cần mở văn phịng đại diện ở các nước. Các văn phịng đại diện này có nhiệm vụ trao đổi, giao dịch với các đối tác ngay tại nước đó, tìm hiểu nắm bắt các thơng tin liên quan đến sản phẩm nhập khẩu. Từ đó cơng ty có thể đưa ra những quyết định chính xác có lợi cho hoạt động nhập khẩu của mình.

Thứ ba : cơng ty cũng có thể dựa vào các đại sứ quán ở Việt Nam ở các nước như là cơ quan xúc tiến thương mại có hiệu quả, cung cấp thơng tin cho cơng ty về đối tác cũng như giới thiệu với đối tác về cơng ty. Nếu có sự giúp đỡ, hợp tác của

các đại sứ quán thì hoạt động nhập khẩu của công ty sẽ hiệu quả hơn, đỡ tốn kém chi phí và cơng sức.

Thứ tư : Cùng với việc tìm kiếm và lựa chọn bạn hàng nhập khẩu thì việc củng cố mối quan hệ bạn hàng, nguồn hàng cũng rất quan trọng. Đối với các bạn hàng truyền thống cơng ty cần củng cố, duy trì mối qua hệ làm ăn với họ, thơng qua họ để tìm kiếm những bạn hàng, nguồn hàng mới ( trong trường hợp họ đóng vai trị là trung gian, nhà nhập khẩu uỷ thác) với chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng.

Hiệu quả của giải pháp: Cơng ty sẽ có được nguồn cung cấp các sản phẩm vải dệt may đa dạng và phong phú. Giải pháp này giúp cho cơng ty có được nhiều sự lựa chọn về nguồn hàng hơn, giảm thiểu được rủi ro, tăng tính chủ động, tạo điều kiện cho sự phát triển dài hạn và bền vững của công ty.

c. Hạ thấp chi phí lưu thơng phân phối

Chi phí lưu thơng phân phối đóng vai trị hết sức quan trọng bao gồm chi phí vận chuyển xếp dỡ, chi phí bảo quản tiêu thụ. Nếu tiết kiệm được chi phí này sẽ góp phần nâng cao tỷ suất lợi nhuận của chi phí phục vụ cho hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh của Cơng ty.

Thứ nhất : với chi phí vận chuyển xếp dỡ, do vải dệt may là một mặt hàng cồng kềnh nên chi phí vận chuyển xếp dỡ chiếm rất lớn trong chi phí lưu thơng. Cơng ty nên kết hợp nhiều hình thức vận chuyển để giảm chi phí như vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, đường thuỷ. Vận chuyển bằng đường thuỷ rẻ hơn nhưng cũng phải nghiên cứu về nhà vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hoá. Vận chuyển bằng đường sắt và đường bộ chỉ áp dụng cho một số tuyến nhất định. Vì vậy, Cơng ty cần phải tính tốn để kết hợp vận chuyển liên vận một cách hợp lý để giảm thiểu chi phí lưu thơng.

Thứ hai : Với chi phí bảo quản tiêu thụ, các mặt hàng nhập khẩu về công ty nếu chưa có kế hoạch đưa vào tiêu thụ trên thị trường thì sẽ phải lưu kho. Thời gian lưu kho càng dài thì chi phí lưu kho và bảo quản càng lớn. Do đó, cơng ty cần phải xây dựng cho mình kế hoạch nhập khẩu chặt chẽ nhằm giảm thiểu các chi phí bảo quản tiêu thụ trong hoạt động nhập khẩu.

Hiệu quả của giải pháp: Giảm thiểu chi phí giúp cơng ty tăng được lợi nhuận, tăng tỷ suất lợi nhuận theo chi phí phục vụ cho hoạt động nhập khẩu, từ đó nâng cao

được hiệu quả kinh doanh.

d. Mở rộng các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động nhập khẩu của công ty là nguồn vốn lưu động. Do đó, để nâng cao được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì cơng ty phải đổi mới, mở rộng hình thức huy động vốn nhằm lảm giảm chi phí vốn và tăng mức độ tự chủ trong kinh doanh.

Thứ nhất : Cơng ty có thể hạn chế việc huy động vốn từ các ngân hàng và phải chịu lãi cao nên làm tăng chi phí sử dụng vốn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, Cơng ty có thể mở rộng hình thức huy động vốn trong nội bộ Tập đoàn, các đơn vị liên doanh, liên kết…điều này sẽ giúp cơng ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn.

Thứ hai : Công ty cũng cần tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng để được hưởng các ưu đãi của ngân hàng như hỗ trợ tín dụng trong hoạt động nhập khẩu, mở L/C, thanh toán, các thủ tục vay tiền…tạo khả năng vay vốn phục vụ cho hoạt đông kinh doanh của công ty.

Thứ ba : việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Cơng ty, đặc biệt là nguồn vốn lưu động thì Cơng ty cần có biện pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ vải dệt may nhập khẩu làm tăng nhanh số vòng quay của vốn lưu động và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Cơng ty. Bên cạnh đó thực hiện các giao dịch nhập khẩu, Công ty cần lựa chọn phương thức thanh tốn thích hợp, an tồn, tránh ứ đọng vốn và phải có kế hoạch kinh doanh nhập khẩu hợp lý khi thực hiện các giao dịch, giảm mức khấu hao và chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm nhập khẩu, từ đó một đồng vốn của Cơng ty sẽ tạo được nhiều đồng lợi nhuận hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.

e. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Cơng ty cần có biện pháp nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên trong Cơng ty để có thể khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lao động hiện tại của doanh nghiệp. Công ty cần tập trung vào một số biện pháp sau :

Thứ nhất : Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với Cơng ty bằng các chính sách như : đầu tư cho đào tạo, xây dựng chế độ tiền lương, tiền thưởng theo hướng khuyến khích người lao động cho những người có đóng góp

tích cực cho sự phát triển của Cơng ty.

Thư hai : Cơng ty nên có chính sách cử người lao động đi học tập ở nước ngoài, hoặc mời các chuyên gia đào tạo cho cán bộ, nhân viên những buổi học bồi dưỡng nghiệp vụ. Công ty nên khuyến khích cán bộ nhân viên theo học các khố học ngắn hạn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên để tham gia hiệu quả hơn trong quá trình đàm phán với các đối tác nước ngồi.

Hiệu quả của giải pháp: Cơng ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nâng cao được trình độ, kỹ năng làm việc, do đó người lao động sẽ làm việc tốt hơn đóng góp cho sự phát triển của công ty trong dài hạn. Hơn nữa giải pháp này cịn tạo ra sự gắn bó giữa người lao động và cơng ty, hạn chế tình trạng người bỏ việc gây lãng phí cho cơng ty về thời gian và chi phí đào tạo.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu vải dệt may từ thị trường trung quốc của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 47 - 52)