6. Kết cấu khóa luận
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những thành công và nguyên nhân
Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 2 năm 2005-2006 và qua các hoạt động Marketing của khách sạn ta có thể thấy rằng chiến lược Marketing của khách sạn có rất nhiều điểm đã làm được. Cụ thể như:
Trong công tác nghiên cứu thị trường:
Khách sạn đã có những đầu tư thích đáng cho cơng tác này và nó đã mang lại những hiệu quả nhất định. Qua công tác này mà khách sạn đã nắm bắt, phát hiện và gợi mở được nhu cầu của khách du lịch.
Từ cơng tác này, khách sạn đã có những cơ sở thực tế để đưa ra các chiến lược kinh doanh của mình một cách cụ thể, kịp thời cho từng giai đoạn, từng thời điểm.
trường tại chỗ, một phương pháp tương đối đơn giản và không mấy tốn kém. Trong công tác xác định thị trường mục tiêu:
Khách sạn đã biết tận dụng được những ưu thế của mình như : có các mối quan hệ lâu năm với bên ngân hàng quân đội; vị trí kiến trúc của khách sạn; con người của khách sạn,…cho nên khách sạn đã tạo được cho mình những tập thị trường mục tiêu rất cụ thể và hiệu quả cũng như đã xác định rõ được thị phần cho từng thị trường. Từ việc làm tốt công tác này mà sẽ tạo điều kiện cho khách sạn có thể tạo ra được những sản phẩm thích hợp, đáp ứng tốt nhu cầu của từng khách hàng cụ thể.
Với chiến lược Marketing – mix:
+ Về sản phẩm: khách sạn đã có được một chính sách sản phẩm đa dạng hố theo mơ hình khách sạn với có đủ các dịch vụ bổ sung. Các sản phẩm của khách sạn tương đối hấp dẫn với giá cả phải chăng. Trong 2 năm gần đây, khách sạn đã tạo ra được nhiều dịch vụ bổ sung hấp dẫn như : thể hình, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp,city tour…phù hợp với sở thích của nhiều tập khách du lịch. Bên cạnh đó khách sạn cịn có quan hệ với các cơ sở dịch vụ bên ngoài khách sạn để liên tục kịp thời cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách, thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của họ. Điều đó tạo cho khách những ấn tượng tốt đẹp khi khách đến cũng như khi lôi kéo khách quay lại khách sạn.
+ Về giá: giá thành của các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn rất phù hợp với điều kiện thanh tốn của từng tập khách du lịch. Nhìn chung thì giá thành các sản phẩm dịch vụ của khách sạn là tương đối rẻ so với các khách sạn cùng một cấp hạng với khách sạn Mỹ Lan cho nên đây cũng là một yếu tố để khách đến với khách sạn Mỹ Lan ngày càng nhiều.
+ Về công tác xúc tiến: khách sạn đã giới thiệu, quảng bá được hình ảnh của khách sạn và các sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp tới các khách hàng mục tiêu. Mặt khác khách sạn đã xây dựng được cho mình một đội ngũ cộng tác viên đông đảo để tạo một nguồn khách cho khách sạn.
+ Trong mối quan hệ đối tác: khách sạn đã biết tận dụng tốt các mối quan hệ lâu năm của khách sạn với các công ty du lịch giới thiệu khách, các hãng lữ hành có uy tín. Khách sạn vẫn duy trì được các mối quan hệ truyền thống đồng thời vẫn cố gắng khai thác được nhiều mối quan hệ mới khi mở rộng thị trường của mình.
Ngồi ra khách sạn cũng xây dựng được cho mình một cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại và một đội ngũ lao động trẻ trung, năng động, có trình độ, đầy nhiệt tình và nhanh chóng nắm bắt kinh nghiệm.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những cái làm được thì sẽ cịn những cái thiếu sót chưa làm được và điều đó địi hỏi tồn bộ cán bộ cơng nhân trong khách sạn phải cố gắng để khắc phục và cũng chính những thiếu sót đó sẽ ln thúc giục khách sạn phải ln hồn thiện mình hơn nữa.
Trong cơng tác nghiên cứu thị trường:
Khách sạn chỉ chủ yếu dựa vào phuơng pháp nghiên cứu tại chỗ mà ít sử dụng phương pháp đi khảo sát thực tế ( có thể cịn phụ thuộc vào kinh phí). Điều này làm cho khách sạn không nắm bát được nhu cầu thực sự của khách du lịch, từ đó sẽ khơng đáp ứng được đúng nhu cầu của khách. Nếu chỉ dựa vào các thông tin lấy qua các phương tiện truyền thơng thì đơi khi thơng tin bị sai lệch và khách sạn sẽ rơi vào nhiều tình huống lúng túng.
Trong cơng tác xác định thị trường mục tiêu:
Tuy khách sạn đã phân đoạn thị trường mục tiêu rất rõ ràng nhưng còn chưa thật sự đầy đủ. Khách sạn mới chỉ phân ra tập thị trường khách du lịch Châu Âu hay Châu á cao cấp,… mà chưa cụ thể là tập trung vào những quốc gia nào. Ta nhận thấy rõ ràng thị trường khách Nhật Bản là một thị trường tiềm năng hết sức dồi dào bởi đây là một trong 3 thị trường có khách du lịch lớn nhất Việt Nam( sau Trung Quốc và Mỹ) và khách sạn hồn tồn có thể phục vụ tập khách này một cách tốt nhất. Nhưng đáng tiếc là khách sạn chưa thật tập trung có những chính sách cụ thể để thu hút khách này. Ngồi ra, khách sạn cũng khơng đề cập nhiều đến các nước trong khối ASEAN – một thị trường vô cùng tiềm năng bởi trong tương lai chính phủ của các nước ASEAN sẽ có những chính sách riêng cho khối nhằm tăng cường mối quan hệ giao lưu, đoàn kết và thúc đẩy nhau phát triển, tất nhiên là du lịch sẽ là điểm mà các nhà lãnh đạo muốn đặt nhiều hy vọng..
Các chiến lược Marketing – mix.
+ Sản phẩm: sản phẩm dịch vụ của khách sạn tuy đã có sự đa dạng phong phú nhưng khơng có gì khác biệt so với các sản phẩm dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm khơng có nhiều sự độc đáo, mà chỉ đơn thuần là cung cấp đúng dịch vụ khách u cầu, khơng có gì thật sự ấn tượng mà lưu trong tâm trí khách lâu.
Đặc biệt là trong kinh doanh ăn uống: nhà hàng của khách sạn chưa tạo ra được một hình ảnh cụ thể đúng với tên gọi của nó. Các sản phẩm ăn uống cịn nghèo chỉ tập trung nhiều vào các món ăn Hà Nội và chưa thể hiện được nhiều những nét độc đáo của nước ta. Các sản phẩm của nhà hàng chỉ phục vụ được một số lượng khách du lịch nghỉ tại khách sạn mà chưa thu hút được khách bên ngoài vào khách sạn.
+ Về phân phối: công tác bán trực tiếp cho các cơng ty, đại lý lữ hành trong và ngồi nước của khách sạn còn kém. Khách sạn chưa tham gia vào các hệ thống đặt phòng quốc tế, chưa tham gia ký kết hợp đồng với các Website đặt phòng quốc tế.
+ Về xúc tiến: công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ của khách sạn được tiến hành nhưng hình ảnh mà khách sạn xây dựng khơng có nhiều độc đáo, khơng gây được sự chú ý mạnh mẽ của khách hàng. Các công cụ xúc tiến để khách sạn sử dụng không linh hoạt, không phong phú, khơng chun sâu cho nên hiệu quả khơng cao. Ngồi ra nội dung và hình thức quảng cáo còn nhiều hạn chế. Hiện tại khách sạn mới chỉ sử dụng quảng cáo qua các vật dụng, quảng cáo in, quảng cáo qua thư trực tiếp, quảng cáo qua mạng Internet, quảng cáo hợp tác, cịn các loại hình quảng cáo khác như quảng cáo ngồi trời, vật trưng bày, quảng cáo qua truyền hình, truyền thanh,.. vẫn chưa được khách sạn khai thác.
Một điều nữa là khi quảng cáo, giới thiệu hình ảnh khách sạn tới với cơng chúng dường như khách sạn chỉ sợ là khách hàng sẽ không biết đến sự tiện nghi sang trọng của khách sạn mình nên cố gắng đưa đầy trang quảng cáo hình ảnh về khách sạn, làm cho trang quảng cáo rối lên. Trong khi đó lại qn mục đích của quảng cáo là gây sự chú ý của người đọc, phải làm cho họ quan tâm tới sản phẩm của mình và dẫn tới hành động mua.
Còn một điểm nữa khách sạn Mỹ Lan làm chưa tốt đó là quan hệ cơng chúng: khách sạn cịn chưa có nhiều hoạt động, cơng tác xã hội nhằm xây dựng một hình ảnh khách sạn đẹp trong lịng cơng chúng. Cơng tác này ít đem lại hiệu quả tức thì mà nó có tác dụng về lâu dài. Ngồi ra khách sạn cũng ít tham gia vào các hội trợ triển lãm du lịch ngoài nước, đây cũng là một điểm yếu mà khách sạn đang cố gắng khắc phục.
+ Về con người: khách sạn còn thiếu đội ngũ nhân viên Marketing dày dặn kinh nghiệm. Bộ phận Marketing chưa thực sự tạo ra được nguồn khách cho khách sạn. Ngồi ra cịn phải thừa nhận rằng cơ chế quản lý Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước nói chung đã làm một phần giảm đi tính năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong mỗi nhân viên của khách sạn. Điều này không chỉ của riêng khách sạn Mỹ Lan mà là thực trạng chung của các doanh nghiệp Nhà nước và nó địi hỏi sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp trên trong việc đưa ra các chính sách, các quyết định nhằm phát triển nền kinh tế của đất nước.
Trình độ chun mơn của các nhân viên chưa thật sự tốt, trình độ ngoại ngữ cịn yếu kém. Khả năng giao tiếp, xử lý tình huống cũng chưa được nhanh nhậy.
+ Về quan hệ đối tác: tuy khách sạn có mối quan hệ tốt với các đối tác lâu năm nhưng việc mở rộng quan hệ, hợp tác mới còn chưa làm tốt.
+ Về ngân sách cho Marketing: khách sạn đã dành nhiều sự quan tâm cho các hoạt động Marketing nhưng vẫn cịn ít và chưa xứng tầm cho các hoạt động Marketing của một khách sạn 3 sao trên thị trường đầy cạnh tranh như Hà Nội.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
CỦA KHÁCH SẠN MỸ LAN