6. Kết cấu khóa luận
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước
Sự ra đời của Luật du lịch năm 2005 đã chứng tỏ sự quan tâm thực sự của Nhà nước đối với ngành du lịch. Ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế độc lập. Để hoạt động du lịch tại Việt Nam thực sự có hiệu quả và tang sức hấp dẫn, bên cạnh những biện pháp của doanh nghiệp thì sự điều tiết vĩ mơ của Nhà nước cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nhà nước cần quản lí sự phát triển của các khách sạn nhằm đảm bảo sự điều tiết vĩ mơ góp phần vào giải quyết hiện tượng cung vượt quá cầu.
- Cần quản lí chặt chẽ về giấy phép kinh doanh nhà nghỉ khách sạn
- Đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực, từng địa phương.
- Có sự quản lí trong việc quảng bá hình ảnh về du lịch Việt Nam hấp dẫn mang tính hiện đại và giữ gìn được bản sắc riêng có. Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước nhằm giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
- Đơn giản hố các thủ tục hành chính đối với khách du lịch để rút ngắn thời gian chờ đợi, tránh gây phiền hà cho khách du lịch trong việc làm thủ tục đăng kí khách sạn hay q trình cung cấp dịch vụ cho khách hang.
- Cần có sự quản lý nhất quán từ trung ương đến địa phương về du lịch để tạo ra sự phát triển toàn diện và đồng bộ trong cả nước.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp, gắn đào tạo với hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia. Khẩn trương thiết lập chiến lược phát triển nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài. Từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, ưu tiên cán bộ có kiến thức, có ý thức chính trị và kinh nghiệm.