Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến sức cạnh tranh marketing của khách sạn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn western hà nội (Trang 28 - 30)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sức

2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến sức cạnh tranh marketing của khách sạn

Qua số liệu về lượt khách ta có thể thấy thị trường khách quốc tế chiếm tỷ trọng cao hơn so với thị trường khách nội địa và ngày càng tăng cao. Năm 2015 lượt khách quốc tế là 5164 lượt, chiếm 81,74 % tổng số lượt khách. Tuy nhiên đến năm 2016 lượt khách quốc tế đã tăng lên 5433 lượt khách, chiếm 82,26 % tổng số lượt khách. Như vậy, khách sạn đang tập trung thu hút nguồn khách quốc tế. Khách quốc tế đến với khách sạn chủ yếu là khách du lịch từ Hàn Quốc và Trung Quốc và một số nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Pháp…. Đây là đối tượng khách có khả năng thanh tốn cao, mang lại nguồn doanh thu khá ổn định và hiệu quả cho khách sạn. Trong 2 năm từ năm 2015 đến năm 2016 số lượt khách nội địa tăng nhẹ từ 1154 lên 1172 lượt khách. Tuy tốc độ tăng không nhanh như khách quốc tế nhưng khách công vụ nội địa vẫn là một thị trường mục tiêu mà khách sạn đã và đang kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn cịn kém so với các khách sạn 3 sao khác và vẫn cần đẩy mạnh các hoạt động marketing để nâng cao sức cạnh tranh.

2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến sức cạnh tranh marketing của kháchsạn Western Hà Nội sạn Western Hà Nội

2.1.2.1 Ảnh hưởng môi trường vĩ mô a. Môi trường kinh tế

Năm 2008, lạm phát nước ta lên đến 18,89%, tăng trưởng GDP lên đến 6,23%. Trong bối cảnh đó, ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nhất. Cơng suất sử dụng phịng

của Khách sạn ở Việt Nam giảm mạnh, điều này đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các khách sạn, cạnh tranh giữa các khách sạn trong việc thu hút khách đến với khách sạn bắt đầu trở nên gay gắt.

Năm 2016, lạm phát chỉ cịn 4,74%, đó là nhờ kiểm sốt tốt lạm phát thấp tác động tích cực đến ngành du lịch. UNWTO đánh giá triển vọng tăng trưởng của ngành cơng nghiệp khơng khói trong thời gian tới vẫn rất thuận lợi, nhưng chính vì sự thuận lợi cũng là bất lợi đối với các khách sạn nói chung và khách sạn Western nói riêng bởi sự bão hịa khi khách chọn điểm dừng chân khi lưu trú tại Việt Nam. Vì vậy, làm sao để nâng cao sức cạnh tranh marketing cho khách sạn luôn luôn là vấn đề cần quan tâm trong bất cứ mơi trường kinh tế nào.

b. Mơi trường chính trị - pháp luật

Là nội dung không thể xem nhẹ khi phân tích mơi trường vĩ mơ, bao gồm về luật pháp, các chính sách và cơ chế Nhà nước đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch. Ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn – du lịch là một ngành rất nhạy cảm với các sự kiện như: Ổn định chính trị, quan hệ quốc tế, các văn bản pháp luật về du lịch, đường lối phát triển du lịch, luật bảo vệ sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm… Mỗi yếu tố trong thể chế, hoặc là nâng cao hoặc hạ thấp hàng rào về thị trườngk kinh doanh các dịch vụ khách sạn, du lịch. Việt Nam được biết đến là một điểm đến an tồn, trong đó thủ đơ Hà Nội được UNESSCO cơng nhận là thành phố vì hịa bình. Điều này nhằm củng cố niềm tin cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2/2017 ước tính đạt 1.199.421. Tăng 19,1% so với năm 2017 và tăng 42,2% so với cùng kỳ năm 2016. Các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ bạn hàng với hơn 1000 hãng thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Nhà nước cũng cho phép miễn giảm VISA và một số thủ tục nhập cảnh khi khách quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Bắc Âu đến Việt Nam du lịch. Từ đó, nhiều cơng ty đa quốc gia, tập đồn quy mơ quốc tế đầu tư đến xây dựng khách sạn cao cấp ở Việt Nam. Gia nhập ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn cao cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng, dẫn đến gia tăng áp lực cạnh tranh.

c. Yếu tố văn hóa xã hội

Là một đất nước có lịch sử phát triển lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài nước. Đây là lợi thế tương đối cho các doanh nghiệp khai thác loại hình văn hóa các loại hình du lịch khác.

Lối sống con người càng được nâng cao, địi hỏi con người phải tích cực làm việc, qua đó họ ln có nhu cầu giành thời gian để thư giãn, giảm stress căng thẳng trong công việc bằng cách đi du lịch. Do giới trẻ ngày càng năng động, ưa tìm tịi khám phá, thích thể hiện cá tính bằng cách phiêu lưu khám phá thế giới bên ngoài. Hà

Nội là thủ đơ 1000 năm tuổi có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng giàu bản sắc. Là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Đây luôn là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Ngồi ra Hà Nội ln đứng đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử, có thế mạnh và đủ điều kiện phát triển du lịch văn hóa và hội thảo. Điều này đã tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các khách sạn trên địa bàn Hà Nội nói chung và khách sạn Western nói riêng.

d. Yếu tố khoa học công nghệ

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã giúp quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam và sản phẩm của các công ty du lịch với chi phí tiết kiệm hơn. Bên canh đó việc tiếp cận của các khách sạn với khách hàng thơng qua Webside chính thức và Webside du lịch liên kết cũng trở nên dễ dàng hơn.

2.1.2.2 Ảnh hưởng môi trường ngành

Mơi trường ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của việc kinh doanh nói chung và kinh doanh khách sạn Western nói riêng:

- Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Trên địa bàn Hà Nội, có 48 khách sạn 3 sao

tập trung phân bố ở nội thành, một con số khơng hề ít, mức độ cạnh tranh khá gay gắt. Nhìn chung, khâu quản lý và điều hành tại các khách sạn 3 sao đều được đào tạo đầy đủ, bài bản về chuyên môn và nghiệp vụ. Thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ phổ biến là tiếng Anh.

- Áp lực từ phía khách hàng: Khách hàng tiêu dùng dịch vụ tại khách sạn 3 sao

thường có khả năng chi trả và yêu cầu mức chất lương dịch vụ cao. Khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích du lịch thuần túy hoặc cơng vụ. Vì vậy khách sạn phải cung cấp các dịch vụ chất lượng để thỏa mãn nhu cầu của khách.

- Rào cản ra nhập ngành: Để xây dựng một khách sạn đáp ứng với tiêu chuẩn,

địi hỏi phải có vốn đầu tư vơ cùng lớn, bao gồm chi phí xây dựng, thiết kế, chi phí đào tạo nhân viên… Trong khi đó khả năng tiếp cận kênh phân phối tương đối khó khăn.

Khách sạn Western Hà Nội cũng là một khách sạn mới ra nhập vào ngành, đội ngũ nhân viên còn non trẻ, thiết kế vẫn chưa hoàn thiện, các chiến dịch quảng cáo chưa thật sự hiệu quả để đem lại nguồn cung tốt cho thị trường, chính vì thấy lượng cầu vẫn chưa được đẩy mạnh.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn western hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)