6. Kết cấu đề tài
3.1. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết về hoạt động marketing thu hút
khách du lịch quốc tế tại công ty cổ phần du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội
3.1.1. Dự báo về triển vọng phát triển thị trường khách du lịch quốc tế đến ViệtNam nói chung và Hà Nội nói riêng Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
3.1.1.1. Dự báo triển vọng phát triển thị trường KDLQT đến Việt Nam
Theo thống kê về du lịch của Liên hợp quốc, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực có sự tăng trưởng nhanh nhất số lượng KDLQT đến( khoảng 9%/năm) và Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đối với các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp,...Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2017, Việt Nam đón được 12,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30% so với năm 2016. Qua đó đóng góp lớn vào tổng doanh thu từ du lịch, cụ thể năm 2016 doanh thu du lịch đạt hơn 400 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2015. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam dù vẫn cịn đó những khó khăn nhưng đã có những bước khởi sắc tích cực, vì lẽ đó mà khách du lịch quốc tế được dự đoán là sẽ đi du lịch nhiều hơn nhưng mức độ chi tiêu cũng như xu hướng du lịch của họ có sự thay đổi, họ sẽ thắt chặt chi tiêu hơn và xu hướng đi du lịch với thời gian lưu trú ít ngày hơn. Xác định thị trường khách trọng điểm là Đông Bắc Á, Tây Âu và Đông Nam Á cùng với đó là những sự đầu tư bài bản trong quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế, Tổng cục Du lịch sẽ triển khai nhiều giải pháp để hồn thành mục tiêu đón 16 triệu lượt khách quốc tế năm 2018.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn khẳng định: Việc đón gần 13 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2017 với mức tăng 3 triệu khách trong năm thực sự là kỳ tích phát triển chưa từng có của ngành du lịch Việt Nam từ khi thành lập đến nay.
Năm 2017 cũng là năm đầu tiên ngành du lịch thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã cho thấy những mục tiêu mà Bộ Chính trị đạt ra cho ngành du lịch đang dần trở thành hiện thực. Đây thực sự là một dấu ấn quan trọng, góp phần khích lệ những người làm du lịch cả nước cùng phấn đấu để thực hiện mục tiêu đón 17-20 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2020 như Nghị quyết 08-NQ/TW đề ra.
Thành công của năm 2017 được tạo đà từ những nỗ lực vượt qua thách thức của ngành từ năm 2016. Năm 2016, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tăng trưởng du lịch nước ta là 26% đón được tròn 10 triệu khách quốc tế. Nửa đầu năm 2017, Tổ chức
Du lịch thế giới (UNWTO) công bố số liệu khách quốc tế trên toàn thế giới căn cứ theo lượng khách quốc tế đến.
Theo đó, Việt Nam đứng thứ 6/10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới và đứng đầu châu Á - Thái Bình Dương với mức tăng tại thời điểm đó là 31,2%. Tổ chức Du lịch thế giới cũng đánh giá: Việt Nam khơng cịn là điểm đến du lịch xa lạ với du khách quốc tế, Việt Nam hấp dẫn khách du lịch bởi nền văn hóa lịch sử lâu đời, ẩm thực phong phú và cảnh quan tự nhiên hấp dẫn.
Du lịch Việt Nam trong năm qua được thế giới đánh giá cao, nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu quốc tế, nâng cao hình ảnh Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế... Có thể kể đến việc Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đã xác lập kỷ lục trong lịch sử ngành du lịch khi lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới”.
Khu nghỉ dưỡng JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay cũng dành được danh hiệu là “Khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp nhất thế giới”. Vietravel đã trở thành công ty lữ hành Việt Nam đầu tiên và duy nhất được vinh danh là “Nhà điều hành tour du lịch trọn gói hàng đầu thế giới năm 2017”. Việt Nam cũng trở thành điểm đến du lịch Golf hấp dẫn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2017...
Những thành tích đạt được của năm 2017 là kết quả của quá trình nỗ lực làm chính sách tốt, thực hiện visa điện tử, tiếp tục miễn visa cho công dân một số nước, công tác xúc tiến, quảng bá được đẩy mạnh…Trong năm 2017, công tác quản lý nhà nước về du lịch được đẩy mạnh, tăng cường hiệu lực, hiệu quả, tập trung đối với lĩnh vực quản lý hoạt động lữ hành và hướng dẫn viên.
Cùng góp phần vào thu hút nhiều KDLQT, việc có mặt trong danh sách những điểm đến hấp dẫn 2017 do Hiệp hội Du lịch Mỹ(USTOA) bầu chọn cho thấy Việt Nam có cơ hội tốt để thể hiện “vẻ đẹp bất tận” của mình. Thêm vào đó, một số biến động chính trị tại một số khu vực trên thế giới sẽ làm du khách tìm đến những điểm hấp dẫn và an tồn. Đây chính là cơ hội cho du lịch Việt Nam thu hút khách quốc tế. Hiện ngành du lịch nước ta đã xác định 8 thị trường du lịch trọng điểm : Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Úc, Pháp, Nga,.. để tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá. Mặt khác, Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền những địa phương trọng điểm du lịch để cùng hợp tác ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực như: Chèo kéo, trộm cướp, ép khách,…đồng thời từng bước xây dựng các điểm đến an toàn và thân thiện.
Qua những thơng tin trên cho thấy Việt Nam sẽ đón nhận một năm du lịch 2018 đầy sôi động và hứa hẹn những thành công mới.
3.1.1.2. Dự báo triển vọng phát triển thị trường KDLQT đến Hà Nội
Theo thông tin được Sở Du lịch Hà Nội, năm 2017, Hà Nội đã đón 23,83 triệu
lượt khách, tăng 9% so với năm 2016 và vượt 1% so với kế hoạch, trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 4,95 triệu lượt khách, tăng 23% so với năm 2016 và vượt 15% so với kế hoạch.Điều này cho thấy, Hà Nội là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với KDLQT.
Thời gian qua, nhằm tăng cường công tác quản lý, Sở Du lịch Hà Nội đã phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh việc thanh kiểm tra xử lý bắt giữ các đối tượng chèo kéo du khách tại các điểm danh lam thắng cảnh, chùa chiền, miếu mạo để kịp thời triệt xoá tệ nạn chèo kéo, cũng như đeo bám khách du lịch trên địa bàn. Bên cạnh đó, ngành du lịch thành phố cũng đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền vận động người dân cũng như nhân viên tại các khu du lịch tham gia trực tiếp, phản ánh cũng như tố giác kịp thời các đối tượng cò mồi, chèo kéo khách để cơ quan chức năng xử lý.
Ngồi ra, để tạo hình ảnh du lịch Hà Nội đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế, thành phố đang thực hiện các chương trình, các đề án phát triển du lịch như du lịch cộng đồng ở Ba Vì, khai thác và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của di sản văn hóa thế giới Hồng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám,…
Hà Nội cũng đã xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố trên tạp chí du lịch điện tử Smart Travel Asia (có trụ sở tại Hồng Kông), phối hợp tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam – Hà Nội để xúc tiến giới thiệu du lịch Thủ Đô với các hãng du lịch nước ngồi, tìm kiếm cơ hội hợp tác đưa đón khách hai chiều.
Tất cả những con số và thông tin trên hứa hẹn năm 2018 đầy tiềm tăng và cơ hội thu hút KDLQT đến với Hà Nội.
3.1.1. Dự báo về triển vọng phát triển thị trường khách du lịch quốc tế đến công tycổ phần du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội cổ phần du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội
Du lịch trên phạm vi tồn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới. Trong bối cảnh tồn cầu hóa du lịch, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển theo xu thế chung của ngành du lịch thế giới. Những thành công mà du lịch mang lại là rất lớn, vậy nên việc thu hút được một số lượng lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là việc làm rất cần thiết. Những sự nỗ lực trong việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đã được đền đáp khi ngày càng nhiều du khách quốc tế chọn Việt Nam là điểm đến trong hành trình của mình. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang có xu hướng gia
tăng. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực du lịch và mong muốn xác lập vị thế của cơng ty cùng với đó là hướng tới sự phát triển một cách bền vững, công ty cổ phần du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội luôn xây dựng định hướng phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành du lịch trong nước và quốc tế. Theo kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty thì lượng khách quốc tế đến cơng ty những năm vừa qua đang có xu hướng tăng, cụ thể lượng khách quốc tế của công ty năm 2017 là 6.110 người, tăng 700 người so với năm 2016. Tuy nhiên, với sự đầu tư mạnh mẽ trong năm 2018 của công ty cùng với đó là sự ủng hộ, phối hợp của cơ quan quản lý du lịch, dự báo lượng khách quốc tế đến cơng ty sẽ có sự tăng mạnh. Trong năm 2017, cơng ty mạnh dạn đặt ra mục tiêu đón 7.500 lượt khách quốc tế, tăng lượt khách so với năm 2017.
3.1.2. Quan điểm giải quyết về hoạt động marketing thu hút khách du lịch quốc tếtại CTCP du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội trong thời gian tới tại CTCP du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội trong thời gian tới
Sau khi tiến hành cơng tác phân tích thực trạng về thị trường khách du lịch quốc tế, cùng với những mục tiêu và phương hướng hoạt động của cơng ty trong thời gian tới, những chính sách marketing thu hút khách du lịch quốc tế và những giải pháp đi kèm, CTCP du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội đưa ra quan điểm về hoạt động marketing thu hút khách du lịch quốc tế như sau:
Các công việc phải căn cứ vào điều lệ và nội quy của công ty và phải đúng với chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước.
Các bộ phận trong cơng ty phải có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, đặc biệt bộ phận marketing, tuy mới được thành lập nhưng phải phát huy được khả năng của mình, đảm bảo hồn thành mục tiêu của ban giám đốc giao cho. Thực hiện hiệu quả các chính sách marketing mà cơng ty đã đề ra trong chiến lược phát triển du lịch đến năm 2018 như tăng cường hoạt động tiếp thị, quảng cáo, quan hệ đối tác,…
Các giải pháp đưa ra phải phù hợp với thực trạng và năng lực của công ty và phải có tính khả thi và khắc phục được những hạn chế cịn tồn tại ở cơng ty. Đồng thời, các giải pháp phải phù hợp thị trường mục tiêu và xu thế phát triển của nó.
Giải pháp đưa ra khơng chỉ dừng lại ở việc gia tăng số lượng khách quốc tế đến cơng ty mà cịn nâng cao chất lượng sản phẩm, tức là quan tâm cả về số lượng và chất lượng. Và việc nâng cao chất lượng là một q trình khơng bao giờ có hồi kết, nó phải được cải tiến liên tục, không ngừng nghỉ. Bên cạnh đó, các giải pháp cũng cần chú trọng đến việc đa dạng hóa và khác biệt hóa sản phẩm dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường và bản thân doanh nghiệp để có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty cần được đầu tư một cách nghiêm túc. Khơng ngừng hồn thiện bộ máy quản lý của công ty để tránh việc chồng chéo, hoạt động không hiệu quả.
Quan tâm đến các hoạt động trong quản trị nhân lực của công ty, đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo và đãi ngộ đội ngũ nhân lực, nhất là ở bộ phận marketing để có thể tạo ra một đội ngũ nhân lực năng động, nhiệt huyết, có trình độ chun mơn và ngoại ngữ. Công ty cũng khơng ngừng củng cố văn hóa doanh nghiệp của mình.