Thực trạng phát triển CNHT tại một số nước Đông Á

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 25 - 30)

Các nước Đông Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan và Trung Quốc là một khu vực kinh tế phát triển nhất châu Á hiện nay. Nhật Bản là nền kinh tế phát triển thứ hai thế giới, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Đài Loan đều là những quốc gia có nền cơng nghiệp phát triển. Việc phát triển cơng nghiệp của các nước này có nước thì lâu đời có nước mới phát triển nhưng đều thể hiện rõ mục tiêu phát triển CNHT rất sớm. Nói chung, CNHT tại các nước Đông Á là những nền CNHT khá phát triển, q trình phát triển CNHT của họ có nhiều điểm Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm.

1. Tại Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có nền cơng nghiệp phát triển nhất châu Á với hàng loạt các tập đồn lớn đang khẳng định vị trí dẫn đầu trên thế giới. Để có được thành quả như hiện nay, trước tiên phải kể đến việc Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp, đặc biệt là việc quan tâm phát triển các ngành CNHT giúp Nhật Bản từ chỗ phụ thuộc vào cơng nghệ của nước ngồi trở thành quốc gia tự chủ và dẫn đầu về công nghệ như hiện nay. Để phục vụ nhà máy lắp ráp, Nhật Bản có hàng nghìn các doanh nghiệp vệ tinh khác sản xuất các linh phụ kiện hỗ trợ.

Ngay từ giữa thập niên 50 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã thực hiện chính sách phát triển cơng nghiệp phụ trợ một cách bài bản, có chủ đích, có mục tiêu trong từng thời kỳ. Theo ông Hirohiko Sekiya – Cố vấn trưởng Cục Hợp tác

quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, từ năm 1956 nước Nhật đã ban hành Luật xúc tiến công nghiệp chế tạo máy, được chỉnh sửa năm 1961 và 1966. Nhờ có luật này, Nhật Bản đã áp dụng các chính sách hỗ trợ cụ thể cho các ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Cụ thể, trong giai đoạn 1956 – 1960, đã có 294 cơng ty, trong đó ¼ thuộc ngành cơng nghiệp cơng cụ máy móc được vay vốn thay thế các phương tiện lỗi thời. Trong giai đoạn 1961 – 1966, ngành công nghiệp linh kiện ô tô được hỗ trợ để giảm khoảng 30% giá thành các linh kiện ô tô. Trong giai đoạn 1966 – 1971, ngành linh kiện ô tô tiếp tục được hỗ trợ vốn, kết quả là thị phần của Nhật trên thị trường ô tô thế giới đã tăng từ 3,6% năm 1965 lên 14,2% năm 1970 và 17,9% năm 1975.12

Trong ngành CNHT ngành xe máy, Nhật Bản càng ngày càng phát triển. Trước những năm 1955, do Nhật Bản thực hiện phương thức sản xuất xe máy khối lượng nhỏ nên nhiều doanh nghiệp sản xuất xe máy đã thực hiện mua các phụ tùng (thông qua việc đặt hàng các doanh nghiệp đang sản xuất xe đạp, ô tô) về lắp ráp để tránh được khâu đầu tư về thiết bị và khâu khai thác sản phẩm. Điều đó khiến ngành CNHT xe máy khơng có mấy cơ hội để phát triển. Trong giai đoạn này, các nhà máy sản xuất sản phẩm hỗ trợ tổng hợp với sản lượng lớn gồm nhiều công đoạn sản xuất liên tục (đúc, luyện kim, gia cơng cơ khí, hàn, sơn...) xuất hiện.

Trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước, các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã khiến ngành CNHT xe máy phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy đẩy mạnh quan hệ với các nhà cung cấp phụ tùng, linh kiện, tăng cường khả năng khai thác và năng lực kỹ thuật, đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới với các tính năng ngày càng cao; đặc biệt, các doanh nghiệp độc quyền đã chuyển hướng chiến lược xuất khẩu.

Hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển sang liên kết với các doanh nghiệp nước ngồi, sử dụng có hiệu quả các phụ tùng giá rẻ của nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp Nhật Bản vẫn duy trì và tăng cường ưu thế về cơng nghệ và khâu khai thác phát triển sản phẩm mới, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và phát triển thương hiệu. Bên cạnh đó, do nhu cầu tiêu thụ trong nước rất ít nên Chính phủ Nhật Bản đã chuyển hướng quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản để mở rộng sản xuất và thâm nhập thị trường ngoài nước. Đến nay doanh nghiệp Nhật Bản đã rất thành công trong việc “xuất khẩu sản xuất” tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên toàn cầu, khai thác hiệu quả thị trường quốc tế với sức cạnh tranh cao.13

Trong ngành CNHT điện tử Nhật Bản, sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm linh phụ kiện cho ngành công nghiệp điện tử đã trở thành một mạng lưới rộng khắp. (Xem Bảng 2, trang 21).

Nhìn vào bảng ta có thể thấy mạng lưới sản xuất linh kiện điện tử của Nhật Bản rải khắp đất nước và chiếm vị trí quan trọng trên thế giới. Việc xây dựng một mạng lưới CNHT ổn định chính là thành cơng của cơng nghiệp điện tử Nhật Bản.

Bảng 2: Tình hình phân bổ sản xuất các linh kiện điện tử ở Nhật Bản

13 http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/viet-nam/ho-so-tu-lieu/kinh-nghiem-phat-trien-cong-nghiep-xe-may-o-

Thành phố Thứ hạng trên thế giới Kim ngạch (Triệu USD) Tỷ trọng trong nước (%) Tỷ trọng trong khu vực (%) Tỷ trọng trên thế giới (%) Tokyo 7 34,97 16,75 3,83 1,22 Yokohama 33 14,17 6,79 1,55 0,50 Nagoya 73 8,10 3,88 0,89 0,28 Osaka 81 7,73 3,70 0,85 0,27 Sapporo 119 5,56 2,66 0,61 0,19 Kawasaki 131 5,03 2,41 0,55 0,18 Kyoto 135 4,59 2,20 0,50 0,16 Kobe 143 4,35 2,09 0,48 0,15 Fukuoka 151 4,12 1,97 0,45 0,14 Hiroshima 155 3,92 1,88 0,43 0,14 Chiba 177 3,32 1,59 0,36 0,12 Sendai 178 3,31 1,58 0,36 0,12 Kitakyushu 196 2,70 1,29 0,30 0,09 Sakai 203 2,57 1,23 0,28 0,09 Sagamihara 217 2,25 1,08 0,25 0,08 Khác 102,07 48,89 11,18 3,57 Tổng cộng 208,75 100,00 22,86 7,30

Nguồn: Phillip M. Parker, INSEAD, bản quyền 2005, www.icongrouponline.com

Tại Trung Quốc, dệt là ngành CNHT cho ngành may, được Chính phủ coi là mục tiêu phát triển và thực sự đã rất phát triển hết sức thành công. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia lớn nhất thế giới về sản xuất một số loại sản phẩm dệt may, đồng thời cũng là quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Quá trình phát triển cơng nghiệp dệt may của Trung Quốc được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa ngành dệt và may, Trung Quốc đã coi ngành dệt là ngành hỗ trợ chủ đạo cho ngành may, và sự phát triển của 2 ngành công nghiệp này là đồng hành, song song cùng tồn tại, sự tăng trưởng của ngành này là nền tảng cho ngành kia. Ngành dệt của Trung Quốc được bắt đầu từ năm 1870. Từ năm 1870 cho đến 1940 là giai đoạn đầu phát triển ngành dệt. Trong giai đoạn này, ngành dệt phát triển với tốc độ thấp, nguyên liệu tự cấp với chất lượng thấp, thiết bị nhập khẩu. Hầu hết các nhà máy dệt là của tư nhân được bố trí ở dọc bờ biển hoặc đường bộ để thuận tiện cho hoạt động chuyên chở và giao thương.

Giai đoạn 2: Từ năm 1949 đến cuối thập kỉ 70. Để đáp ứng nhu cầu may mặc của nhân dân Trung Quốc , Chính phủ đã hết sức cố gắng mở rộng năng lực ngành dệt. Đến cuối năm 1978, sản lượng sợi hoá học sản xuất ở Trung Quốc đạt 280000 tấn, sản xuất vải trước hết được ưu tiên cho nhu cầu thị trường nội địa. Do vậy, Trung Quốc đã có các chiến lược ngắn hạn phát triển ngành dệt như là một trong những hàng hố tiêu dùng.

Giai đoạn 3: Cuối những năm 70, Chính phủ Trung Quốc đã ra các quyết sách nhằm phát triển kinh tế đất nước theo hướng mở cửa thị trường quốc tế. Kể từ đó đến nay, ngành dệt Trung Quốc đã có sự tăng trưởng vượt bậc và có sự thay đổi đáng kể. Chủ sở hữu được đa dạng hoá, khu vực ngoài quốc doanh đã phát triển rất mạnh. Năng lực sản xuất gia tăng đáng kể, đồng thời ngành dệt cũng được củng cố thêm nhờ đổi mới công nghệ và sản phẩm dệt đã có khả năng cạnh tranh. Cũng trong giai đoạn này, khi CNHT đã có một cơ sở vững chắc thì

ngành may của Trung Quốc cũng có những bước khởi sắc. Cùng với hàng dệt, kim ngạch xuất khẩu hàng may tăng đáng kể.

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt – may Trung Quốc giai đoạn 1997 – 2001

Đơn vị: tỷ USD

Năm

Dệt May

Thế giới Trung Quốc % Thế giới Trung Quốc %

1997 159,0 13,8 8,7 181,3 31,8 17,5

1998 151,3 12,8 8,5 183,3 30,1 16,4

1999 147,9 13,0 8,8 186,0 30,1 16,2

2000 157,5 16,1 10,2 198,9 36,1 18,1

2001 - 16,6 - - 36,5 -

Nguồn: Tài liệu Hội thảo công nghiệp dệt may tổ chức tại Hàn Quốc – tháng 11/2002

Sau nhiều năm vừa cải cách vừa thực hiện, Trung Quốc đã xây dựng được ngành dệt hồn hảo, có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, trở thành ngành CNHT đắc lực đáp ứng mọi nhu cầu của ngành may trong quá trình thâm nhập thị trường các nước trong khu vực và thế giới.14

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 25 - 30)