Sự yếu kém về doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 54 - 55)

I. Khái quát tình hình CNHT tại Việt Nam

2. Sự yếu kém về doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ tại Việt Nam

Xét về nhà cung cấp, thực tế cho thấy, số lượng các doanh nghiệp tham gia chế tạo linh phụ kiện và sản phẩm hỗ trợ cịn q ít ỏi. Trong lĩnh vực đúc nhựa -

một ngành đại diện cho CNHT thì cũng chỉ có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động, với các sản phẩm chủ yếu vẫn là hàng tiêu dùng phổ thông, rất hạn chế về các linh kiện nhựa cao cấp phục vụ cho các ngành công nghiệp36. Trong ngành cơng nghiệp ơ tơ, theo một nghiên cứu thì một chiếc ơ tơ có từ khoảng 20 000- 30000 chi tiết và để sản xuất ra nó cần hàng ngàn nhà cung cấp linh kiện, nhưng ở Việt Nam chỉ có 60 nhà cung cấp linh kiện ở mức độ giản đơn trên tổng số 50 nhà lắp ráp, trong khi đó Nhật Bản chỉ có 14 nhà sản xuất nhưng cần tới 24800 nhà cung cấp các loại37, gần hơn, Thái Lan cũng có tới trên 1500 doanh nghiệp phụ trợ, còn Đài Loan cũng có khoảng trên 2000 nhà đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng thay thế38. Ngành công nghiệp xe máy mặc dù đạt tỷ lệ nội địa hoá cao nhất nhưng cùng chỉ có 230 nhà cung cấp linh phụ kiện39. Trong ngành dệt may, nếu như ở các nước có ngành dệt may phát triển, số lượng doanh nghiệp phụ trợ lên tới hàng chục nghìn, thì ở Việt Nam đến cuối năm 2005 mới chỉ có khoảng

35

Thuỷ Ngun, Phát triển Cơng nghiệp hỗ trợ: Bắt đầu từ nguồn nhân lực,

http://dddn.com.vn/2008090606107981cat122/phat-trien-cong-nghiep-phu-tro-bat-dau-tu-nguon-nhan-luc.htm

36 Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam,

http://www.vami.com.vn/Chitiettintuc/tabid/9379/ArticleID/102177/tid/9387/Default.aspx

37Sản xuất linh kiện, phụ tùng xe hơi: Vừa thiếu, vừa yếu, http://news.e-city.vn/index.php? ecms=news&news_id=9462

38 PGS.TS.Vũ Sỹ Tuấn, Các DNVVN với việc phát triển các ngành CNHT của Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, 2008

855 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ40. Một điều đáng nói là trong số các nhà cung cấp sản phẩm CNHT nói chung tại Việt Nam thì đa số vẫn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)41. Theo khảo sát của JETRO năm 2007, các đơn vị cung cấp linh kiện hiện nay ở nước ta chủ yếu là doanh nghiệp có vốn FDI của Nhật Bản, tiếp theo là các doanh nghiệp Đài Loan và cuối cùng mới là doanh nghiệp VN42. Các doanh nghiệp trong nước không chỉ hạn chế về số lượng, mà còn yếu kém về năng lực sản xuất, kinh doanh. Họ thưởng xuyên không đáp ứng đủ yêu cầu của các nhà lắp ráp về chất lượng, giá cả và phân phối.

Ngoài ra, vấn đề liên kết giữa các doanh nghiệp phụ trợ trong nước với doanh nghiệp lắp ráp cũng như doanh nghiệp phụ trợ nội địa với doanh nghiệp phụ trợ có vốn FDI cịn rất lỏng lẻo và yếu kém. Điều đó dẫn tới tình trạng chúng ta khơng học tập cũng như tận dụng được cơng nghệ từ phía doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp phụ trợ nội địa khơng tìm được đầu ra cho sản phẩm hoặc sản phẩm khơng đáp ứng được yêu cầu của nhà lắp ráp, trong khi đó các nhà lắp ráp khơng tìm được nhà cung cấp linh kiện đáp ứng được yêu cầu của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)