Sự yếu kém về sản phẩm hỗ trợ của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 51 - 54)

I. Khái quát tình hình CNHT tại Việt Nam

1. Sự yếu kém về sản phẩm hỗ trợ của Việt Nam hiện nay

Về sản phẩm hỗ trợ của Việt Nam hiện nay, có thể nói các sản phẩm hỗ trợ vừa thiếu về số lượng, đơn điệu về chủng loại vừa yếu kém về chất lượng. Chúng ta mới chỉ tự cung cấp được những sản phẩm hỗ trợ giản đơn, còn lại phải nhập khẩu. Về chất lượng sản phẩm thì tình trạng khơng đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà lắp ráp và tình trạng “tam sao thất bản” diễn ra khá phổ biến. Tất cả những điều đó được phản ánh trong tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm, giá thành sản phẩm cao, giá trị gia tăng thấp và năng lực cạnh tranh cũng thấp.

Theo thống kê của JETRO, tỷ lệ nội địa hóa trung bình của các nhà sản xuất Nhật Bản ở ASEAN 4 (Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philipines) là 60,8%

27 TS. Đỗ Hương Lan (2009), Phát triển CNHT ở Việt Nam từ bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực, Kỷ yếu Hội thảo Phát triển CNHT – Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước châu Á, Hà Nội

28

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Bao giờ?, http://dddn.com.vn/2008070904353646cat122/phat-trien-cong- nghiep-phu-tro-bao-gio.htm

năm 2007, trong lúc đó tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ đạt mức 32,5%29. Trong từng ngành đơn lẻ, có thể thấy, ngành cơng nghiệp xe máy đạt tỷ lệ nội địa hoá cao nhất với 80%. Trái ngược với ngành xe máy, ngành CNHT cho ơtơ cịn kém phát triển, tỷ lệ nội địa hoá đạt khoảng 5-10%, chỉ cung cấp được vài sản phẩm đơn giản, giá trị thấp như bộ dây điện trong xe, ghế ngồi, một số chi tiết bằng nhựa hoặc kim loại. Ngành CNHT cho đóng tàu cũng rơi vào tình trạng tương tự. Mặc dù ngành cơng nghiệp đóng tàu đã có những bước phát triển vượt bậc trong vòng chục năm lại đây, nhưng CNHT cho ngành này mới chỉ đang nhen nhóm. Đến trên 90% nguyên, vật liệu, trang thiết bị phục vụ đóng, sửa chữa tàu biển trong nước phải nhập khẩu. Do đó, giá trị gia tăng trong sản phẩm cũng thấp. Ngành dệt may, da giày dù có kim ngạch xuất khẩu trong top dẫn đầu nhưng tỷ lệ nội địa hoá vẫn thấp do phải nhập khẩu tới 80% vải, vải giả da, kim, chỉ cao cấp, nút áo, khuy bấm, dây khoá kéo kim loại, vật liệu dựng độn…30. Đối với ngành điện tử, một ngành hàng xuất khẩu đang được coi là có nhiều triển vọng của Việt Nam và liên tục tăng trưởng trong những năm qua nhưng tỷ lệ nội địa hoá cũng chỉ đạt 20-40%31 và phần lớn giá trị xuất khẩu lại dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do CNHT nội địa kém phát triển nên doanh nghiệp lắp ráp có vốn FDI, với yêu cầu chất lượng sản phẩm cao, tuy rất muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá để giảm giá thành sản xuất nhưng ít tìm được nguồn cung cấp cơng nghiệp hỗ trợ đáng tin cậy. Theo điều tra của JETRO, có tới 72% các nhà sản xuất nước ngồi đầu tư vào Việt Nam nói rằng họ có kế hoạch tăng tỷ lệ nội địa hoá nguyên, phụ liệu, linh kiện nhưng “lực bất tòng tâm”. Họ phải nhập từ các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Theo điều tra khảo sát, chỉ có khoảng 23,6% (thấp thứ hai sau Philippines) nhà đầu tư Nhật Bản có

29 Đơi điều vền cơng nghiệp phụ trợ,

http://tintuc.xalo.vn/04-1035697178/doi_dieu_ve_cong_nghiep_phu_tro.html

30 TS. Đỗ Hương Lan (2009), Phát triển CNHT ở Việt Nam từ bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực, Kỷ yếu Hội thảo Phát triển CNHT – Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước châu Á, Hà Nội

thể dựa vào nguồn cung trong nước về các sản phẩm linh phụ kiện, trong khi đó mức trung bình của khu vực ở nội dung này là 40%32.

Chi phí sản xuất cao cũng như sự phụ thuộc vào linh phụ kiện nhập khẩu khiến giá thành sản phẩm tăng lên - một yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong trường hợp ngành điện tử, Tổng Công ty Điện tử và Tin

học Việt Nam VEIC đã từng sản xuất vỏ máy với mức giá 22 USD nhưng không thể bán được do vỏ máy được sản xuất tại Đài Loan khi đó chỉ có giá 12 USD. Trong

ngành cơng nghiệp ơ tơ, chi phí sản xuất linh phụ kiện của Việt Nam cao hơn của Thái Lan khoảng 56%, cộng thêm chênh lệch về thuế khiến giá một chiếc ô tô ở Việt Nam cao hơn so với Thái Lan là 48%33. Còn trong ngành dệt may, do 80% đầu vào nhập khẩu nên chỉ so với một chiếc khăn quàng cổ Trung Quốc nhập khẩu “nguyên chiếc” với chất lượng tương đương thì khăn của Việt Nam sản xuất đã đắt hơn 22% về giá34. Hơn thế nữa, việc phụ thuộc vào các sản phẩm hỗ trợ từ bên ngồi sẽ ảnh hưởng lớn đến tính ổn định của sự phát triển các ngành cơng nghiệp chính trong nước do họ khơng chủ động được trong kế hoạch kinh doanh và nhiều khi phải chịu sức ép từ các nhà cung cấp ngun phụ liệu. Ngồi ra, sự yếu kém của ngành cơng nghiệp hỗ trợ trong nước có thể dẫn đến nhiều hậu quả khác như giảm sức hấp dẫn với thu hút đầu tư nước ngồi vào các ngành cơng nghiệp chính, đặc biệt có thể gây nên hiệu ứng chuyển hướng đầu tư từ sản xuất sang thương mại mà việc Sony đóng cửa các cơ sở sản xuất tại Việt Nam là một minh chứng.

Sự yếu kém của CNHT trong nước cũng là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ thấp và có xu hướng sụt giảm trong giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp. Theo số liệu từ Hội thảo Quốc gia lần thứ nhất với chủ đề “Chương trình hành động về

32 Nhiều lo ngại về chi phí đầu tư tại Việt Nam, http://www.vneconomy.vn/69331P10C1001/nhieu-lo-ngai-ve- chi-phi-dau-tu-tai-viet-nam.htm

33 PGS.TS.Vũ Sỹ Tuấn, Các DNVVN với việc phát triển các ngành CNHT của Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, 2008

Phát triển Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”35 thì năm 1995, tỷ lệ giá trị gia tăng tồn ngành cơng nghiệp là 42,5%, đến năm 2000, tỷ lệ này chỉ còn 38,45%, năm 2005 còn 29,63% và năm 2007 là 26,3% trong đó, thấp nhất là ngành cơng nghiệp điện tử và công nghệ thông tin với trị số là 13,81%. Năm 2008, do nhiều nguyên nhân, tỷ lệ giá trị gia tăng tồn ngành chỉ cịn 8,14%.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 51 - 54)