Biểu thức và câu lệnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi điều khiển 2 (Nghề: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - Cao đẳng) - Trường CĐ Hàng hải I (Trang 46 - 47)

Biểu thức (expression) là sự kết hợp giữa các toán tử với các toán hạng và câu lệnh (statement) thì lại được tạo nên từ các biểu thức. Từ các ví dụ trên cho thấy các tốn hạng trong các biểu thức có thể là hằng, biến hoặc hàm (hàm power). Nói chung, biểu thức là một sự kết hợp hợp lệ của các phép toán được thực hiện trên trị của các biến, trị hằng hay trị do các hàm trả về. Một vài biểu thức lại là tổ hợp của nhiều biểu thức nhỏ. Đặc tính quan trọng của C là mỗi biểu thức đều có một trị,

47

muốn xác định trị của biểu thức phải dựa trên thứ tự nưu tiên của các toán tử (operator precedence) để thực hiện các phép toán.

Biểu thức hằng

Một biểu thức toán học được xem là một biểu thức hằng nếu trong biểu thức đó các toán hạng đều là các hằng số hoặc hằng ký tự nghĩa là trong biểu thức hằng khơng có chứa biến. Khi đó, trình biên dịch sẻ định trị trước biểu thức hằng và đem đi lưu trử. Biểu thức hằng thường được dùng nhiều trong các cấu trúc vòng lặp hoặc cấu trúc chọn lựa.

8* 20 -13 kết quả là 147 ‘a’ – ‘A’ kết quả là 32

Đây là những biểu thức hằng, khả năng tính trước này làm giãm thời gian cần thiết để chạy chương trình vì máy khơng cần tính lại những biểu thức này nữa

Các câu lệnh

Chương trình là một tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh được kết thúc bởi dấu chấm phẩy. Đối với máy câu lệnh là một chỉ thị đầy đủ tay = 2 là một biểu thức hoặc có thể là thành phần của một biểu thức lớn hơn, nhưng tay =2 ;lại là một câu lệnh vì được kết thúc bằng dấu chấm phẩy.

Biểu thức sau đây: 2 + 2 Khơng phải là một chỉ thị đầy đủ vì máy sẻ khơng biết phải làm gì nữa sau khi cộng xong. Tuy nhiên, nếu ra lệnh

toto = 2 + 2 ;có nghĩa là sau khi cộng xong đem kết quả vào trong biến toto và máy có thể thực hiện thao tác kế tiếp

Câu lệnh phức hợp (khối lệnh)

Câu lệnh phức hợp (compound statement) bao gồm 2 hoặc nhiều câu lệnh đơn gộp chung lại đặt trong một cặp dấu ngoặc nghoéo { } và còn được gọi là khối lệnh. Trong trường hợp 1 chỉ có câu lệnh gán toto = 10* index + 2 là nằm trong vịng lặp while. Do đó, lệnh in printf ( ) chỉ được thực hiện một lần sau khi kết thúc vòng lặp.

Trong trường hợp 2 vì có cặp dấu ngoặc { } nên câu lênh gán và lệnh in đều nằm trong vòng lặp và lệnh in sẻ được thực hiện mỗi vòng lặp một lần, lúc này câu lênh phức hợp được xem như một lệnh đơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi điều khiển 2 (Nghề: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - Cao đẳng) - Trường CĐ Hàng hải I (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)