khiển của MCU. Khi nối ta dùng cáp 4 sợi để cắm vào khe cắm J29 và đầu còn lại ta nối với 4 bit cao hoặc 4 bit thấp trên PORT điều khiển của MCU. Ta có giản đồ xung điều khiển động cơ như sau:
70
Hình 6.3 Giản đồ xung điều khiển động cơ bước
+ Các tín hiệu xung A, C, B, D được đưa vào điều khiển lần lượt các pha A, C, B, D. Cứ mỗi một xung đưa vào động cơ sẽ quay được 1 bước.
- J13: Khe cắm dùng để cấp nguồn cho động cơ. Khi cấp nguồn cho động cơ ta dùng cáp 2 sợi để cắp vào khe cắm J13 và đầu còn lại cắm vào nguồn cấp cho động cơ.
Chú ý: Nguồn cấp cho động cơ là nguồn riêng khác với nguồn cấp cho mạch
điều khiển. Khi nối ta phải nhớ giá trị của nguồn cấp, chiều của chân nguồn dương và mass để khi nối vào mạch không gây ra hiện tượng ngắn mạch. Giá trị của nguồn cấp phải bằng với giá trị ghi trên thân của động cơ để đảm bảo cho động cơ hoạt động đúng công suất.
- J16: Khe cắm dùng để nối đầu ra công suất của mạch điều khiển với các cuộn dây của động cơ. Khi nối ta dùng cáp 6 sợi để cắm vào khe cắm J16 và đầu còn lại cắm vào khe cắm trên thân của động cơ bước. Để đảm bảo các pha của cuộn dây đã được kết nối đúng với đầu ra công suất của mạch ta phải tiến hành kiểm tra và xác định đầu dây pha của động cơ bước. Các bước tiến hành xác định đầu dây như sau: Bao gồm 3 bước.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ:
+ Đồng hồ kim vạn năng + Bút và 1 tờ giấy A4
71
+ Điều chỉnh đồng hồ về thang đo điện trở x1. Sau đó ta bắt đầu tiến hành đo lần lượt giá trị điện trở giữa 2 đầu dây. Khi đo ta nên chọn đo các đầu dây lần lượt từ bên trái sang hoặc bên phải sang và ghi số thứ tự các dây từ 1 đến 6 lại để tránh hiện tượng nhầm lẫn.
+ Xác định 3 đầu dây của cuộn dây thứ nhất: Ta tiến hành kẹp 1 đầu que đo cố định vào sợi dây thứ nhất và đầu que đo còn lại ta kẹp lần lượt vào các đầu dây còn lại. Khi kẹp nếu kim đồng hồ lên thì ta xác định ngay 2 đầu dây đó cùng nằm trên một cuộn dây và ta ghi lại màu của đầu dây ra giấy. Còn nếu kim đồng hồ khơng nên thì loại ngay đầu dây thứ 2 và chuyển sang đo ở đầu dây tiếp theo vì đầu dây này không cùng nằm trên cuộn dây. Thực hiện đo đầu dây tiếp theo giống như quá trình vừa mới thực hiện ở trên đến khi nào tìm được ra 3 đầu dây mà làm cho kim đồng hồ lên và hiển thị được giá trị điện trở thì thơi.
+ Xác định điểm giữa của cuộn dây: Sau khi xác định được 3 đầu của một cuộn dây ta tiến hành đo giá trị điện trở lần lượt trên 2 đầu dây và ghi giá trị điện trở của các cặp dây đo được tương ứng ra giấy. Sau khi đo xong ta làm phép so sánh giá trị điện trở nếu 2 đầu dây nào có giá trị điện trở bằng tổng giá trị điện trở của 2 cặp đầu dây cịn lại thì đó là điểm đầu và điểm cuối của cuộn dây. Còn đầu dây còn lại là điểm giữa của cuộn dây.
+ Các xác định các đầu dây của cuộn dây thứ 2 làm tương tự.
Bước 3: Xác định các pha của động cơ bước.
+ Ta vẫn đề đồng hồ ở thang đo điện trở x1. Sau đó chập 2 đầu dây điểm giữa của 2 cuộn dây vào với nhau và kẹp que đo màu đen của đồng hồ vào 2 đầu dây này đồng thời dữ cố định suốt trong quá trình kiểm tra. Bốn đầu dây còn lại ta tách ra và cầm trên tay sao cho các đầu dây không bị chập nhau đồng thời thứ tự các đầu dây lần lượt là: 2 đầu dây số 1 và 2 là của cuộn dây thứ nhất, sau đó đến 2 đầu dây tiếp theo là của cuộn dây số hai.
+ Sau khi sắp xếp xong ta tiến hành dùng que đo màu đỏ của đồng hồ kích vào 1 đầu dây của cuộn dây thứ nhất lúc này động cơ sẽ quay được 1 bước, trong quá trình quay phải chú ý chiều quay và ghi lại ra giấy và coi đầu dâu này là Pha A của động cơ bước. Tiếp tục ta kích vào 1 đầu dây của cuộn dây thứ 2. Nếu động cơ quay thêm 1 bước và cùng chiều với lần quay trước thì đó là Pha C của động cơ còn quay ngược lại là Pha D của động cơ bước. Đầu dây còn lại của cuộn dây thứ nhất là Pha B của động cơ bước.