48Đặc điểm chung của hàm:

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi điều khiển 2 (Nghề: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - Cao đẳng) - Trường CĐ Hàng hải I (Trang 48 - 50)

10. Hàm trong C

48Đặc điểm chung của hàm:

Đặc điểm chung của hàm:

- Được đặt chung trong cùng một file chương trình nguồn hoặc ghép từ một file nguồn khác nhờ chỉ thị #include hoặc được biên dịch riêng rẻ sau đó liên kết lại để tạo thành file thực thi được.

- Được gọi từ chương trình chính main ( ) hoặc từ một hàm khác hoặc từ chính nó (đệ quy)

11.Cấu trúc điều khiển chương trình

Thơng thường chương trình được thi hành một cách tuần tự có nghĩa là lệnh này được thi hành xong thì đến lệnh kế tiếp. Tuy nhiên, luồng điều khiển thi hành các lệnh trong chương trình có thể bị chuyển hướng tùy theo tình huống, việc chuyển hướng này được thực hiện bởi các cấu trúc điều khiển. Giống các ngơn ngữ khác C cũng gồm có 3 nhóm cấy trúc điều khiển chương trình:

1. Cấu trúc tuần tự 2. Cấu trúc chọn lựa 3. Cấu trúc lặp

Cấu trúc chọn lựa và lặp được thực hiện dựa trên các điều kiện, một điều kiện sẽ xác định một biểu thức là đúng (true) hoặc sai (false)

Tốn tử quan hệ

Các phép tính này sẽ cho kết quả là true hoặc false < nhỏ hơn > lớn hơn <= nhỏ hơn hoặc bằng >= lớn hơn hoặc bằng == bằng != khơng bằng

Trong C tốn tử bằng dùng ký hiệu == để phân biệt với ký hiệu gán =. Ngoài ra, ký hiệu <=, >=, != gồm hai ký hiệu liên tiếp nhau nên khơng được có khoảng trắng ở giữa.Các toán tử quan hệ trên là toán tử hai ngôi nghĩa là hoạt động dựa trên hai biểu thức ở hai bên toán tử và dẩn đên kết quả logic là true hoặc false

Toán tử logic và biểu thức

Trong C gồm có các tốn tử logic như sau: && AND

|| OR

! NOT

Giả sử muốn chương trình chuyển hướng khi thỏa mãn cùng lúc hai điều kiện thì phải dùng toán tử AND

If (phai == 1 && tuoi >= 65) Phu_nu_gia++ ;

Lệnh if ở trên có 2 điều kiện: Điều kiện giới tính phải là nữ (phai == 1), điều kiện thứ hai là tuổi phải lớn hơn hoặc bằng 65 (tuoi >= 65). Hai biểu thức này phải được định trị trước vì tốn tử == và >= có mức ưu tiên cao hơn && và sau đó mới

49

phối hợp với toán tử && để cho ra trị cuối cùng nếu kết quả là true thì tăng biến phu_nu_gia lên 1

Toán tử && và || thuộc loại tốn tử hai ngơi, nghĩa là hoạt động trên hai biểu thức đưa đến một trị hoặc true hoặc false. Cả hai toán tử này xem các toán hạng như là trị logic.Toán tử phủ định (!) là tốn tử một ngơi. Một số biểu thức dùng toán tử ! như sau:

!5 cho ra trị 0 vì 5 xem như là true !0 cho ra trị 1

!’t’ cho ra trị 0 vì ‘t’ coa mã ASCII là 16 xem như là true 3 + !x cho ra trị là 3 nếu x khác 0 hoặc là 4 nếu x bằng 0 !!5 cho ra trị 1

!!0 cho ra trị 0 Toán tử điều kiện

Toán tử điều kiện gồm 3 biểu thức, biểu thức thứ nhất và thứ hai hai cách nhau bởi một dấu hỏi và biểu thức thứ hai cách biểu thức thứ ba bởi dấu hai chấm. Cú pháp như sau:

Biểu thức 1 ? biểu thức 2 : biểu thức 3

Biểu thức 1 được dùng để quyết định xem một trong hai biểu thức nàotheo sau sẻ được định trị. Nếu biểu thức 1 cho ra trị true thì biểu thức 2 được định trị còn ngược lại nếu biểu thức 1 cho ra trị false thì biểu thức 3 được định trị

Cấu trúc lặp đa số chương trình máy tính đều liên quan đến việc thi hành lặp đi lặp lại một nhóm lệnh cho đến khi một điều kiện chấm dứt nào đó được thỏa mãn. Có hai cách để điều khiển vòng lặp.

Câu hỏi:

Câu 1: Nêu khái niệm về Hằng và trình bày các loại hằng xử dụng trong C Câu 2: Nêu các loại biến sử dụng trong C

Câu 3: Nêu các nhóm cấu trúc sử dụng trong C

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

50

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi điều khiển 2 (Nghề: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - Cao đẳng) - Trường CĐ Hàng hải I (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)