- Chương trình:
BÀI 6: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƯỚC MĐ 6510305.31
MĐ 6510305.31.06
Giới thiệu:
- Độ cơ bước được sử dụng rất nhiều trong các cơ cấu chuyển động cần độ dịch chuyển nhỏ và độ chính xác cao như: máy khoan tự động, các cơ cấu khớp của cánh tay robot vv… Bài học này sẽ giúp người học hiểu được hoạt động của động cơ bước và cách thức điểu khiển động cơ bước quay.
Mục tiêu thực hiện:
- Biết được thuật toán điều khiển động cơ bước.
- Biết cách xác định được các đầu dây của động cơ bước.
- Lập trình điều khiển động cơ bước quay.
- Biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ bước. Ưu nhược điểm của động cơ và ứng dụng của nó trong thực tế. Từ đó sinh viên có thể thiết kế được các ứng dụng liên quan đến động cơ bước như robot, cánh tay máy chuyển động theo khớp.
Nội dung chính:
1. Sơ đồ mạch và lý thuyết điều khiển động cơ bước.
- Khối động cơ bước được thiết kế sử dụng các bộ cách ly quang là ISOT3. Các bộ các ly quang này có tác dụng cách ly nguồn điều khiển và tín hiệu điều khiển với động cơ để tránh tình trạng khi động cơ quay sẽ sinh ra sức điện động phản hồi trả về nguồn gây nhiễu cho nguồn điều khiển và tín hiệu điều khiển.
+ Các phần tử công suất điều khiển khiển các pha của động cơ bước là các bộ dalington TIP41. Bốn pha của động cơ bước được nối tương ứng với 4 bộ dalington.
+ Động cơ bước là động cơ đơn cực gồm có 4 pha A, B, C, D tương ứng là 2 cuộn dây AB, CD. Ở giữa mỗi cuộn dây được trích ra một đầu dây chung. Đầu dây chung này có nhiệm vụ phân 2 cuộn dây ra thành 4 pha tín hiệu. Quan sát sơ đồ mạch hình ảnh thực tế của dộng cơ bước bên dưới:
69
Hình 6.1 Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển động cơ bước.
Hình 6.2 Hình ảnh thực tế động cơ bước