- Về mô hình HTX:
1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hàn Quốc
Mặc dù vai trị của ngành nơng nghiệp Hàn Quốc trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã có sự thay đổi nhanh chóng trong những năm gần đây (năm 1960 nông nghiệp chiếm 50% GDP và 50% lực lượng lao động; năm 1999, chỉ còn chiếm 4,4% GDP và 11,6% lao động) nhưng Chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm đến phát triển nơng nghiệp. Góp phần quan trọng vào việc phát triển hiệu quả nền nông nghiệp Hàn Quốc là các HTXNN.
Ở Hàn Quốc, Liên đoàn quốc gia các HTXNN (viết tắt là NACF, thành lập 1961) có vai trị rất quan trọng đối với các HTXNN thành viên. Hiện nay NACF có 1.387 HTX thành viên và 5.000 trung tâm kinh doanh khác nhau. Khác với các nước khác, NACF của Hàn Quốc có chức năng đa dạng và điều phối khá mạnh các HTX thành viên. Một mặt, NACF cung cấp các dịch vụ tiếp thị, chế biến, cung ứng vật tư và hàng hóa tiêu dùng. Mặt khác, NACF còn hoạt động như tổ chức tín dụng, tổ chức bảo hiểm, vận tải, lưu kho... Hiện tại NACF thực sự là tổ chức có sức mạnh cạnh tranh lớn nhất trên thị trường nông sản Hàn Quốc với 40% thị phần, là ngân hàng có số tiền gửi lớn nhất Hàn Quốc. Những hoạt động thành công của HTXNN Hàn Quốc là:
+ Tiếp thị sản phẩm cho nông dân: Đây là hoạt động được các HTXNN Hàn Quốc coi trọng hàng đầu. Hiện tại NACF và các HTXNN quản lý 99 trung tâm tiếp thị bán buôn nông sản, 2.206 siêu thị cho người không phải xã viên HTX và 12 cửa hàng giảm giá cho xã viên, 7 trung tâm phân phối. Nhờ sự hoạt động của các HTX, nông dân Hàn Quốc tiêu thụ sản phẩm rất thuận lợi. NACF có 26 cửa hàng đóng gói rau xanh nhằm tiêu chuẩn hóa nơng sản cung cấp cho các siêu thị với các máy móc, phương tiện hiện đại, có 1.348 xe tải chở hàng, 74 xe lạnh, 1.108 trung tâm thu mua ở ngay trang trại phục vụ nông dân thu hoạch rất thuận tiện. NACF có 830 tụ điểm bán nơng sản đến tận tay người tiêu dùng. Các HTX của Hàn Quốc còn đầu tư rất lớn cho các siêu thị
bán lẻ. Cùng với sự hỗ trợ của Bộ Những vấn đề nông nghiệp Hàn Quốc, hoạt động tiếp thị của các HTX Hàn Quốc thực sự có hiệu quả và là nguyên nhân quan trọng giúp nơng dân Hàn Quốc vượt khó, vươn lên làm giàu.
+ Chế biến lương thực: HTXNN Hàn Quốc rất chú trọng đẩy mạnh hoạt động chế biến nơng sản. Hiện tại NACF có 147 nhà máy sản xuất và chế biến nông sản, 168 tổ hợp chế biến gạo.
+ Cung cấp hàng hóa và tín dụng cho xã viên: các HTXNN cung cấp hầu hết vật tư cho sản xuất và hàng hóa tiêu dùng cho xã viên với giá phải chăng nhờ khắc phục tính thời vụ và giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị. Bên cạnh đó, HTXNN cịn mở rộng hoạt động sang lĩnh vực tín dụng và đầu tư tài chính, trong đó tín dụng trực tiếp phục vụ nơng nghiệp chiếm 54% tổng hoạt động tài chính của các HTXNN năm 2000. Các hoạt động tín dụng của HTXNN Hàn Quốc gồm: huy động và cho vay, đầu tư trên thị trường tài chính, tín dụng tương hỗ giữa các xã viên, bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm, thẻ tín dụng...
+ HTXNN Hàn Quốc cũng cung cấp cho nông dân dịch vụ khuyến nơng theo các loại hình: Hướng dẫn nơng dân phát triển ngành nghề kinh doanh sinh lợi; đào tạo hệ thống cán bộ khuyến nông trợ giúp trực tiếp nông dân; đổi mới tinh thần cho nông dân; tổ chức triển lãm về tri thức làm nông nghiệp; thiết lập quản lý hiệu quả... Hàng tháng NACF chọn 20 cặp vợ chồng nông dân kiểu mẫu để trao phần thưởng, đồng thời tạo điều kiện cho họ đi học tập kinh nghiệm tiên tiến ở nước ngồi, cấp tín dụng ưu đãi để tạo nịng cốt và hình ảnh người nơng dân mới.
+ Hoạt động văn hóa giáo dục: các HTXNN khuyến khích phụ nữ tham gia HTX, hỗ trợ các tổ chức của phụ nữ nông thôn, trợ giúp kiến thức và dịch vụ pháp lý (HTX có một nhóm luật sư phục vụ mình hoặc ký hợp đồng với Cơng ty hỗ trợ pháp lý của Chính phủ). Hàng năm các HTX hỗ trợ pháp lý cho nông dân hàng chục tỷ Won. Ngồi ra, các HTXNN cịn cung cấp kinh phí cho một số loại hoạt động y tế: phòng bệnh, kiểm tra sức khỏe, thăm hỏi
đau ốm, chi phí tang lễ (hàng chục tỷ Won/năm), xây dựng cơ sở phúc lợi và giáo dục cho xã viên như thư viện, câu lạc bộ, phịng cưới, trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em... NACF có Viện phát triển nguồn nhân lực, 5 cơ sở đào tạo cấp tỉnh đào tạo nhân viên, 3 cơ sở đào tạo cán bộ lãnh đạo cho HTXNN, 1 trường cao đẳng HTX...
Nhìn chung, các HTXNN đa năng của Hàn Quốc, cũng giống như của Nhật Bản, hoạt động khá hiệu quả nhờ những nguyên nhân sau:
+ Các HTXNN đã hoạt động đúng hướng (tiếp thị, cung ứng, tín dụng và chế biến).
+ Được sự hỗ trợ của Chính phủ về tín dụng ưu đãi, về các dự án xây dựng đường nông thôn (đường nhựa đến tận chân ruộng, giảm thuế)...
+ Cơ cấu hai cấp linh hoạt với vai trò tổ chức rất hiệu quả của NACF.