Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 40 - 42)

- Về mô hình HTX:

1.3.1.3. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp của Ấn Độ

Ấn Độ là nơi phát triển HTXNN sớm nhất trong các nước châu Á nói riêng, các nước đang phát triển nói chung. Do là một nước nơng nghiệp nên việc tìm các hình thức phát triển nơng nghiệp hiệu quả ln được Chính phủ Ấn Độ quan tâm. Các HTXNN của Ấn Độ chủ yếu cung cấp tín dụng, cung cấp các đầu vào, giúp nông dân chế biến sản phẩm và tiêu thụ trên thị trường. Hiện tại Ấn Độ có tới 488.158 HTX ở các cấp và các loại hình với hơn 200 triệu xã viên, chiếm 67% hộ gia đình ở các làng xã. Các HTX tín dụng nơng nghiệp của Ấn Độ cũng phát triển, chiếm 43% tổng số tín dụng trong cả nước. Ngồi ra, các loại hình HTX sản xuất phân bón (34% thị trường) và sản xuất đường (62,4% tổng lượng đường cả nước) cũng hoạt động hiệu quả.

Các HTXNN của Ấn Độ đều hoạt động theo nguyên tắc tự lực, dân chủ, tự nguyện, khá hiệu quả và đều đặt mục tiêu phục vụ xã viên lên hàng đầu, do đó rất được chính phủ quan tâm giúp đỡ. Năm 1904 Ấn Độ có Pháp lệnh về HTX và năm 1912 nó được chuyển thành luật. Chính phủ Ấn Độ đã

thành lập Cơng ty quốc gia phát triển HTX. Công ty này thực hiện nhiều dự án khác nhau để giúp các HTX chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông lâm sản cũng như phát triển các vùng nơng thơn lạc hậu. Gần đây Chính phủ Ấn Độ đã có chiến lược phát triển HTX nhằm vào các mục tiêu:

- Sửa đổi luật HTX, tạo điều kiện cho HTX hoạt động tự chủ và năng động. - Tạo nên những thay đổi nhằm hỗ trợ HTX hoạt động hiệu quả.

- Cung cấp thông tin trong nơng dân về ích lợi của HTX. Về đại thể, ở Ấn Độ có các loại hình HTXNN sau:

- HTX tín dụng nơng nghiệp: Trước năm 1952 loại hình HTX tín dụng

nơng nghiệp cịn phát triển yếu. Sau khi có kiến nghị của Ủy ban các chuyên gia của ngân hàng dự trữ Ấn Độ, Chính phủ đã có động thái ủng hộ tích cực hoạt động của loại hình này và gắn phát triển HTX tín dụng nơng nghiệp với kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế. Từ đó HTX tín dụng nơng nghiệp có bước phát triển tốt, chiếm 97% ở các vùng nông thôn về cho vay ngắn hạn (41 triệu xã viên) với 343 trung tâm ngân hàng HTX cấp huyện, 19 trung tâm ngân hàng phát triển đất đai, 893 ngân hàng phát triển đất đai cơ sở và 668 chi nhánh cung cấp tín dụng dài hạn phát triển nơng nghiệp. HTX tín dụng chủ yếu cho nông dân vay, nhất là ưu đãi cho vay người nghèo. Các HTX tín dụng nơng nghiệp cịn làm trung gian trong chuyển tải tín dụng từ ngân hàng thương mại tới nơng dân.

- HTX dịch vụ nông nghiệp: Theo sáng kiến của Ủy ban nông nghiệp quốc gia, các HTX dịch vụ nông nghiệp Ấn Độ đã được thành lập nhằm cung ứng các đầu vào và khuyến nông cho nông dân. Tuy nhiên, trên thực tế các HTX này phát triển yếu ớt và phụ thuộc vào tín dụng của ngân hàng thương mại.

- HTX kinh doanh nông sản khá phát triển ở Ấn Độ. Vào thập kỷ 90 Ấn Độ đã có tới 3.127 HTX kinh doanh nơng sản ở các thị trường cấp cơ sở, 170 HTX kinh doanh cấp huyện, 25 tập đoàn cấp bang và liên hiệp toàn quốc.

ngồi kinh doanh tiêu thụ nơng sản cịn làm đại lý cho các tổ chức tín dụng (trả tín dụng bằng tiền bán sản phẩm) và chế biến nông sản.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)