Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 109 - 112)

- Đối với các huyện trung du, miền núi:

3.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp

hướng hết sức quan trọng có ý nghĩa thiết thực và nếu biết tổ chức thì hồn tồn có thể thực hiện được.

3.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã kiểu mới trongnông nghiệp nông nghiệp

Trước nhiệm vụ to lớn của sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong thời gian tới phải gấp rút phát triển nguồn nhân lực cho nơng nghiệp, nơng thơn. Bởi vì, hiện nay trình độ cán bộ HTX còn thấp nhiều so với yêu cầu, số chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn. Theo số liệu điều tra ở 125 HTX đã chuyển đổi theo Luật HTX trên địa bàn Quảng Nam, trong số các chủ nhiệm, số có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 8,75%, trung cấp 43,17%, sơ cấp 22,4%; trình độ tơt nghiệp trung học phổ thông 48%, trung học cơ sở 21,6%. Đây là một khó khăn lớn cho việc thực hiện chủ trương phát triển HTXNN kiểu mới. Do vậy, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành có liên quan cần có đề án cụ thể về cơng tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTX. Trọng tâm là Chủ nhiệm, Kế toán trưởng và Trưởng Ban kiểm soát HTX. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý HTXNN đồng bộ, có đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ.

Trước hết phải xây dựng quy hoạch cán bộ lấy đó làm cơ sở thực hiện công tác cán bộ HTXNN trong những năm tới, cần phân biệt rõ nghĩa vụ, quyền hạn của HTXNN với cấp ủy và chính quyền địa phương trong cơng tác cán bộ HTXNN. Đồng thời hoàn thiện cơ chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng đội ngũ cán bộ HTXNN.

HTXNN là tổ chức được quyền tự chủ về mọi mặt hoạt động của mình theo quy định của pháp luật, trong đó có cơng tác cán bộ. Tuy nhiên, là tổ chức kinh tế của tầng lớp dân cư yếu thế nhất trong xã hội, HTXNN rất cần sự trợ giúp của Đảng và Nhà nước các cấp về nhiều mặt, trong đó có cơng tác cán bộ. Song, đó khơng phải là sự làm thay hay can thiệp thô bạo vào công

tác cán bộ của HTXNN. Sự trợ giúp đối với cơng tác cán bộ của HTXNN từ phía các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương được thể hiện thơng qua các hình thức tun truyền, giáo dục nâng cao dân trí nói chung và trình độ văn hóa, nhận thức của cán bộ HTXNN nói riêng; hỗ trợ về tài chính và tổ chức cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX; phối hợp xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng...

Đối với các cán bộ trực tiếp quản lý và tiến hành hoạt động kinh doanh trong các HTX nông nghiệp những nội dung chun mơn sau đây có thể là những kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu cụ thể đối với hoạt động của các HTX như: Những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, kinh tế nông nghiệp nông thôn; Cách lập kế hoạch hoạt động kinh doanh; Cách tìm kiếm các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động của HTX; Cách tính tốn chi phí và giá thành các dịch vụ của HTX; Phương pháp kế toán hoạt động của các HTX và cách lập các báo cáo tài chính, xác định lỗ lãi trong hoạt động kinh doanh; Cách nắm bắt cơ hội kinh doanh; Cách khai thác thị trường, phương pháp làm việc với các nhà cung cấp và các khách hàng; Những kiến thức cần thiết liên quan đến hợp đồng kinh tế và các loại Luật pháp có liên quan đến hoạt động của các HTX.

Ngồi ra, những đào tạo về chun mơn kỹ thuật có liên quan đến các dịch vụ mà HTX hoạt động nhằm bổ sung cho HTX và những người lao động và cán bộ có trình độ kỹ thuật chun môn phù hợp cũng rất cần thiết.

Kinh nghiệm một số HTXNN ở Quảng Nam như Duy Sơn 2- Duy Xuyên; Đại Hiệp-Đại Lộc… trong những năm qua cho thấy việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTXNN thực sự có hiệu quả phải gắn liền với cơng tác quy hoạch cán bộ và thực hiện luân chuyển cán bộ. Điều đó, một mặt, làm cho các cán bộ có sự trưởng thành tồn diện và tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong thực tiễn cơng tác, và đó cũng là cách để rèn luyện, thử thách và lựa chọn cán bộ một cách xứng đáng. Mặt khác, thông qua cách luân

chuyển cán bộ mà lợi ích đội ngũ cán bộ này được đảm bảo lâu dài, do đó họ yên tâm phấn đấu cho sự nghiệp phát triển HTX và chỉ có hoạt động tốt cho HTX họ mới có cơ hội để phát triển. Đó chính là con đường để giúp cho đội ngũ cán bộ HTX và cán bộ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này ở các cấp địa phương luôn được bổ sung và nâng cao về chất lượng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN phải được thực hiện theo phương châm thường xuyên, liên tục, kết hợp giữa đào tạo với bồi dưỡng, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ chủ chốt của HTXNN. Đa dạng hóa hình thức, lựa chọn địa điểm đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của HTXNN và người học. Nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN. Đặc biệt cần tạo nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN theo 2 giai đoạn, trong giai đoạn đầu, khi HTXNN cịn nghèo, ít vốn, Nhà nước nên hỗ trợ 100% kinh phí cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN; trong giai đoạn 2 khi HTXNN đã phát triển, vốn của HTX đã dồi dào hơn, nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX được hình thành một phần bằng khoản đóng góp từ quỹ phát triển của HTX, phần khác bằng nguồn kinh phí của Nhà nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cần mở rộng hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ HTXNN.

Sắp xếp các chức danh quản lý của HTXNN, cần phân định rõ hai chức năng quản lý và chức năng điều hành HTX: chức năng quản lý do Ban quản trị hay Hội đồng quản trị thực hiện, chức năng điều hành do Ban chủ nhiệm HTX thực hiện. Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện trên thực tế, điều đó khơng có nghĩa là hai chức năng này ln ln phải do hai con người khác nhau thực hiện, mà tùy điều kiện cụ thể ở từng HTX, các chức năng này có thể được kiêm nhiệm, chẳng hạn, Trưởng ban quản trị kiêm Chủ nhiệm HTX, nếu Trưởng ban quản trị là người vừa có năng lực quản lý, vừa có năng lực điều hành. Hình thức tổ chức như vậy sẽ mở ra cơ hội cho các HTXNN thuê

những người có năng lực phù hợp làm Chủ nhiệm HTX và các chức danh điều hành khác. Trên cơ sở phân định các chức năng như vậy, các HTXNN cần mạnh dạn thực hiện việc thuê chủ nhiệm HTX và các chức danh quản lý khác của HTX, thu hút những người có năng lực quản lý từ nơi khác đến, không nhất thiết là đảng viên tham gia vào quản lý HTX, không giới hạn việc lựa chọn cán bộ HTXNN chỉ trong nội bộ xã viên HTX.

Cần coi trọng đúng mức khâu đào tạo lao động nông thôn. Hiện nay, lao động nông thôn đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp, lực lượng lao động trẻ ở nông thôn chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất lớn. Có nơi, lao động nơng thơn chưa qua đào tạo. Bởi vậy, việc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nơng thơn phải được coi là chương trình quốc gia. Trước mắt, có thể bằng ngân sách nhà nước kết hợp với các chương trình, dự án và người lao động tự đóng góp để nhanh chóng nâng cao trình độ lao động nơng thơn.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)