- Tiềm năng phát triển kinh tế:
2.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp và nông thôn Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh mà nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Với 84% cư dân sống ở khu vực nông thôn, 72,3% lao động nơng, lâm, ngư nghiệp, đóng góp 33,27% trong cơ cấu GDP của tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế nơng nghiệp ln đóng vai trị quan trọng đối với phát triển KT-XH của tỉnh. Trong những năm qua, xuất phát từ lợi thế cùng với sự nỗ lực đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hố, nền nơng nghiệp tỉnh có bước phát triển mới, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá, góp phần tích cực trong việc ổn định KT-XH.
Với hơn 113.373 ha đất nơng nghiệp, chiếm 10,89% diện tích đất tự nhiên, bình qn 0,38 ha/hộ nơng nghiệp, trong đó hơn ½ diện tích đất có độ phì kém, lại nằm trong khu vực có địa hình đa dạng và khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên thiên tai, nhưng Quảng Nam là tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, lực lượng lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, sáng tạo... Từ những lợi thế đó, Quảng Nam có điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong những năm qua, là tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra nơng sản hàng hố có sức cạnh tranh trên thị trường. Thành tựu nổi bật về chuyển dịch cơ cấu mùa vụ là chuyển hẳn từ sản xuất 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm, có điều kiện áp dụng những tiến bộ KH-CN để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lúa. Song diện tích sản xuất lúa có giảm (từ 105.929 ha năm 1997 xuống cịn 86.391 năm 2005, giảm 18,4%) nhưng bình quân năng suất lúa năm sau cao hơn năm trước 2tạ/ha (tăng 15,8%) so với năm 1997. Sản lượng lúa tăng, chi phí đầu tư giảm...đã tạo cơ sở thực tiễn thuyết phục, củng cố kết quả chuyển đổi mùa vụ lúa một cách vững chắc. Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế. Diện tích ngơ lai cả tỉnh tăng mạnh (từ 8.907ha năm 2000 lên 10.648 ha năm 2005), sản lượng đạt 42.914 tấn, tăng 1,6 lần so với năm 2000. Kết quả chuyển dịch cơ cấu cây lương thực có hạt đã đảm bảo an tồn lương thực, là cơ sở quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển chăn ni...Đối với diện tích cây cơng nghiệp ngắn ngày có xu hướng giảm (từ 9.580 ha năm 1997 xuống cịn 8.484 ha năm 2005) và có sự thay đổi trong cơ cấu loài cây. Cây thực phẩm cho hiệu quả kinh tế cao mặc dù thị trường thiếu ổn định nhưng diện tích vẫn tăng nhanh (từ 10.491 ha năm 1997 lên 14.579
ha năm 2005); cây cơng nghiệp dài ngày có diện tích tăng khá (2.671ha năm 1997 lên 5234 ha năm 2005).
Với chủ trương đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính, lĩnh vực chăn ni trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Tổng đàn con vật nuôi đạt trên 5 triệu con (trong đó trâu 57.671 con, bị 176.992 con, lợn 542.301 con, gia cầm trên 4 triệu con). Đồng thời, giá trị ngành thuỷ, hải sản liên tục đạt chỉ số phát triển trên 8%/năm. Đặc biệt có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu giá trị ni trồng và dịch vụ tăng nhanh. Nghề nuôi trồng thuỷ sản như nuôi tôm nước ngọt tiếp tục phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng.
Nhìn chung, từ việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nên giá trị nơng, lâm, thuỷ sản tăng bình quân hằng năm từ 4 - 5% ; nhiều mơ hình canh tác đạt từ 40 -50 triệu đồng/ha/năm với quy mơ hàng trăm ha, cá biệt có những cánh đồng đạt 120-150 triệu đồng/ha. Bình quân giá trị trồng trọt tăng dần từ 15,7 triệu đồng (năm 2000) lên 19,13 triệu đồng/ha (năm 2005). Giá trị sản xuất nông nghiệp có tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 1995-2000 đạt 2,21%/năm, giai đoan 2001-2005 đạt 3,77%/năm, riêng ngành trồng trọt đạt chỉ số phát triển khá cao trong hai năm gần đây (trên 6%) [Báo cáo tổng kết công tác quản lý HTXNN năm 2005-UBND tỉnh Quảng Nam].
Hiện nay, cả tỉnh có 2749 ha diện tích cải tạo vườn tạp, mở mới 114 ha vườn đồi, vườn rừng, hơn 1000 trang trại, trong đó có 110 trang trại sản xuất tổng hợp, 144 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, hơn 500 trang trại chăn nuôi, trồng trọt, gần 200 trang trại chuyên canh cây lâm nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây khác, với tổng giá trị đầu tư trên 65 tỷ đồng. Có nhiều mơ hình tiêu biểu, thu lãi hàng năm từ 100-200 triệu đồng/năm. Phong trào nuôi tôm giống, tôm thịt, ba ba, hươu, cá sấu, dê, cá nước ngọt…quy mô trang trại đang phát triển ở nhiều vùng trong tỉnh, kể cả các vùng miền núi.
Hình thức kinh tế trang trại bước đầu đã tạo mũi đột phá trong ứng dụng tiến bộ KH-CN và quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Từ những thành tựu về nông nghiệp, công tác tuyên truyền, vận động các hộ nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, mùa vụ, thực hiện các chương trình trồng rừng, nhận khốn quản lý bảo vệ rừng, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển ngành nghề…đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nông thôn. Trên cơ sở tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ KH-CN vào sản xuất nên trình độ và năng lực sản xuất của nông dân ngày càng được nâng lên. Nhiều hộ đã phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng, đã đầu tư xây dựng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp, hình thành các trang trại, có phương thức tổ chức sản xuất phù hợp với nguồn vốn và trình độ cơng nghệ lấy ngắn nuôi dài, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo ra những sản phẩm hàng hố đa dạng, phong phú, thích nghi với thị trường, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Từ những kết quả đạt được, đời sống người dân ở khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư, phát triển. Với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, Quảng Nam đã bê tơng hố được hàng nghìn km đường giao thơng nơng thơn, hàng trăm km kênh mương thuỷ lợi; xây dựng tầng hoá nhiều trường học, trạm xá và các nhà văn hoá, khu vui chơi; điện lưới được kéo về tận thơn, xóm…tạo điều kiện phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu cuộc sống và sinh hoạt phong phú, lành mạnh của người dân, góp phần xố đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, phong trào phổ cập giáo dục, tuyên truyền, vận động đã được các cấp, các ngành quan tâm, từng bước nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc tiếp cận KH-CN, nâng cao vai trị người nơng dân trong thời kỳ mới, góp phần đẩy nhanh CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, q trình sản xuất nơng nghiệp ở Quảng Nam vẫn cịn những hạn chế cần khắc phục. Đó là, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn cịn chậm so với yêu cầu, tiềm năng và thế mạnh. Sản xuất cịn manh mún, chưa hình thành những vùng chuyên canh tập trung tạo ra sản lượng hàng hố đủ khả năng đáp ứng cho cơng nghiệp chế biến hoặc tạo sức hút với các nhà đầu tư, từ đó chưa tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ và đồng đều giữa các vùng. Mặt khác, thị trường tiêu thụ sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn, cơ cấu vốn đầu tư cho chuyển dịch theo yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ chế chính sách, năng lực quản lý điều hành, khả năng và cách thức làm ăn của nhân dân cũng là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển nông nghiệp của tỉnh.
Mặt khác, người nông dân chưa tiếp cận được nhu cầu thị trường, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định, việc mở rộng sản xuất, kết hợp một hoặc nhiều ngành, nhiều nghề gắn với dịch vụ, thương mại cịn hạn chế, do vậy người nơng dân luôn bị động, lúng túng trong việc xử lý sản phẩm sau thu hoạch. Cùng với hạn chế trên, kết cấu hạ tầng nông thôn tuy đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng nhưng vẫn chưa đồng đều, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất, đời sống người dân, nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt vẫn còn thiếu. Trước thực tế đời sống, sản xuất và những địi hỏi cấp bách từ cuộc sống, ở khu vực nơng thôn hiện nay rất cần phát triển các HTX kiểu mới trong nông nghiêp để phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu của nơng dân.