2.1 Thực trạng pháp luật về thuế TNCN ở Việt Nam
2.1.1 Những thành tựu và kết quả đạt được của Thuế TNCN
Từ khi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đi vào thực hiện từ 1-4-1991 và sau đó là Luật thuế TNCN có hiệu lực từ năm 2009 đã đánh dấu một bước phát triển thuế trực thu ở nước ta và sự phát triển chung của cả hệ thống thuế. Những ảnh hưởng của nó đối với các mặt về kinh tế-xã hội là không thể xem nhẹ.
Về mặt kinh tế
Ta có thể thấy được điều đã khi nhìn vào số liệu dưới đây:
2000 2001 2002 2003 2004
Tổng Thu Thuế thu nhập với người có thu nhập cao( tỷ đồng)
1831 2058 2338 2951 3521
Cơ cấu trên tổng thu ngân sách ( %)
2,02 1,98 1,89 1,94 1,84
Nguồn: Niên giám thống kê 2005- NXb Thống kê
2005 2006 2007 2008 Tổng Thu Thuế thu nhập với người có thu
nhập cao( tỷ đồng)
4324 5179 7422 12940
Cơ cấu trên tổng thu ngân sách( %) 1,85 1,85 2,35 3,10
Thuế thu nhập cá nhân trước hết đã đóng vai trị tăng nguồn thu ngân sách. Năm 2000 sè thu này chỉ là 1831 tỉ VNĐ, thì nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân đã tăng đều qua các năm và đến năm 2008, sè thu đã tăng vọt lên 12940 tỷ đồng, gấp 7 lần so với năm 2000. Sè người nép thuế thu nhập cá nhân cũng đã tăng lên nhiều so với những năm đầu khi Pháp lệnh mới ra đời. Năm 2001 có khoảng xấp xỉ 300.000 người tính th và nép thuế thu nhập cá nhân. Đến tháng 12/2010, theo thống kê của Tổng cục Thuế cả nước có 7,2 triệu cá nhân nằm trong diện chịu thuế thu nhập cá nhân.
Về mặt xã hội
Sắc thuế này đã góp phần phân phối lại thu nhập từ những người có thu nhập quá cao trong xã hội, chuyển vào NSNN rồi thơng qua đó sử dụng vào các chương trình kinh tế nhằm mục tiêu phát triển chung đồng thời cũng nhằm thực hiện các chương trình hỗ trợ người nghèo. Nhìn từ những năm 2000, sè thu là xấp xỉ 2.000 tỉ VNĐ trên tổng số là 300.000 người đóng góp, tính ra bình qn mỗi người đóng góp tới xấp xỉ 7 triệu VNĐ. Đây là một mức đóng góp khơng nhỏ, rõ ràng nhờ có sù ra đời của Thuế TNCN mà sự phân phối của cải trong xã hội sẽ được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác hơn, đem lại tổng lợi Ých lớn nhất cho xã hội. Nếu như khơng có sắc thuế này thì chắc chắn một điều là 2000 tỉ VNĐ này sẽ khơng được dùng hồn tồn cho mục tiêu phát triển chung của xã hội, mà thay vào đó có thể là các hoạt động tiêu dùng cho một nhóm cá nhân trong xã hội. Bên cạnh đó, ta có thể thấy rằng việc ra đời Thuế TNCN cũng đã giúp cho người dân phần nào hiểu hơn và làm quen dần với thuế TNCN. Điều đó có thể minh chứng qua số đơn vị chi trả thu nhập tăng lên không ngừng, đồng thời số đối tượng nép thuế cũng tăng lên đáng kể. Sắc thuế này sẽ dần mang tính xã hội hơn. Vì vậy, ta có thể khẳng định một điều, dù Ýt hay nhiều thì sắc thuế này cũng góp phần vào việc phân phối lại của cải trong xã hội và công bằng trong xã hội, giúp giảm bớt phần nào sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.