Những định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật thuế TNCN

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở việt nam thực trang và phương hướng hoàn thiện (Trang 46 - 51)

Việt Nam

Những hạn chế vướng mắc của việc thực hiện luật Thuế TNCN đã nêu ở trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả từ những bất cập trong quy định của luật thuế, cũng như từ những yếu tố khác, như:

- Nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế ưa chuộng tiền mặt, phần lớn các khoản thu nhập cá nhân đều được chi trả bằng tiền mặt, do đó, khó có thể tạo ra cơ chế kiểm sốt thu nhập cá nhân một cách chính xác và hiệu quả.

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành thuế với các cấp chính quyền địa phương, với các tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hợp tác triển khai Luật thuế TNCN, dẫn đến những khó khăn trong việc xác định và quản lý gia

cảnh người nép thuế, quản lý hoạt động của các cá nhân kinh doanh tù do, hành nghề độc lập,…

- Hiện tượng tiêu cực và bất công trong việc nép thuế TNCN vẫn chưa được xử lý triệt để, làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả thực tế và công bằng của Luật thuế, gây một số bức xúc trong quần chúng nhân dân.

- Trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành Luật của một bộ phận lớn dân cư còn hạn chế, tâm lý trèn thuế còn lan truyền, trong khi lực lượng cán bộ thuế cịn mỏng, khơng thể thực hiện thanh tra kiểm tra thuế TNCN trên diện rộng để phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, trong tương lai, nguồn thu nhập chịu thuế sẽ ngày càng phức tạp, số người nép thuế TNCN sẽ khơng ngừng gia tăng. Thực tế đó đặt ra địi hỏi phải hồn thiện những quy định của pháp luật về về Thuế TNCN và đảm bảo thực tiễn triển khai công tác thi hành luật. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của PGS.TS Lê Thị Kim Nhung-Phó Trưởng khoa Tài Chính- Ngân hàng- Trường Đại học Thương mại, người viết xin đưa ra một số phương hướng để thiện Luật Thuế TNCN ở Việt Nam nh sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh và thực hiện triệt để hơn nữa cơ chế khấu trừ thuế

TNCN tại nguồn trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân. Phải có hướng dẫn cụ thể đối với đơn vị thực hiện khấu trừ thuế. Để xác định mức khấu trừ tại nguồn có thể áp dụng ngun tắc tạm nép trong năm thì tính theo thuế suất tồn phần, cuối năm quyết tốn theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần. Tỷ lệ khấu trừ tại nguồn đề nghị nâng cao hơn để đảm bảo số thuế tạm nép lớn hơn số thuế phải nép thì đối tượng nép thuế mới tích cực kê khai quyết tốn thuế cuối năm. Đối với thu nhập từ tiền lương tiền công mang tính chất ổn định thì tính theo thuế suất lũy tiến từng phần của biểu thuế. Cần xác định rõ ràng trách nhiệm phải khấu trừ tiền thuế cho đơn vị chi trả thu nhập, có tỷ lệ thù lao thích hợp hơn, có sự biểu dương, khen thưởng… đối với những đơn vị

thực hiện tốt trách nhiệm của mình và xử lý kịp thời, nghiêm minh các đơn vị không thực hiện đúng trách nhiệm.

Thứ hai, cần đẩy mạnh hơn nữa việc đăng ký và cấp mã số thuế cá nhân,

tiến tới mỗi cơng dân đều có một mã số để theo dõi quản lý, khơng phân biệt có thu nhập chịu thuế hay khơng có thu nhập chịu thuế.

Thứ ba, để cơ chế tự khai, tự nép thuế TNCN phát huy hiệu quả, cần tăng

cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức hệ thống thông tin dịch vụ kế tốn, kê khai và tính thuế. Đồng thời cần có lé trình triển khai thực hiện phù hợp, từng bước từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, chia theo từng nhóm để quản lý; nên có cơ chế khuyến khích các đối tượng nép thuế tự nguyện áp dụng phương pháp tự khai tự nép thuế, chẳng hạn như cho phép được hưởng các khoản khấu trừ đặc biệt hoặc các chế độ ưu đãi khác.

Thứ tư, cùng với việc hoàn thiện cơ chế tự khai tự nép thuế, thì cơng tác

thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật thuế TNCN cần được đẩy mạnh, đòi hỏi cơ quan thuế phải tập trung lực lượng lớn vào việc tuyên truyền và thanh tra kiểm tra việc chấp hành luật thuế. Cơ quan thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như cơ quan công an, cơ quan ngoại vụ, cơ quan quản lý lao động,… để nắm bắt kịp thời thông tin về đối tượng nép thuế, nguồn phát sinh thu nhập, có biện pháp phân loại đối tượng nép thuế thành các nhóm khác nhau để thanh tra, kiểm tra một cách có hiệu quả.

Quản lí thuế thu nhập cá nhân muốn có hiệu quả thì nó cần phải được thực hiện đồng thời với sự giám sát của cấp cơ sở. Mọi hoạt động thu nhập của con người đều diễn ra hoặc ở nơi làm việc hoặc ở nơi sinh sống. Do vậy, cơng tác quản lí thu nhập nơi người lao động sinh sống là hết sức cần thiết. Quản lí theo cách này sẽ đặc biệt hữu Ých trong việc quản lí đối với các cá nhân hành nghề tự do, khơng có nơi làm ổn định. Cơ quan thuế cũng có thể căn cứ vào mức sống, mức tiêu dùng của các hộ gia đình để tiến hành kiểm tra tính chính xác trong việc kê khai thu nhập. Muốn thực hiện tốt điều này thì

chúng ta khơng thể khơng chú trọng quan tâm đến vai trị của các tổ chức quản lí xã hội ở địa phương. Sự kết hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan quản lí địa phương là hết sức cần thiết nếu nh muốn thực hiện tốt việc quản lí thu nhập của dân cư. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ có thể gặp phải hiện tượng sách nhiễu từ phía cán bộ thuế và các cán bộ địa phương đối với người dân. Chính vì vậy, cần có những văn bản đảm bảo việc thực hiện là trên tinh thần xây dựng kiểm tra đôn đốc thực hiện đúng những qui định trong chính sách thuế thu nhập, khơng cho phép đó là cái cớ để gây phiền hà cho người dân.

Thứ năm, kiện toàn tổ chức bộ máy thuế, chú trọng việc bồi dưỡng nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành thuế song song với việc tăng cường cơ sở vật chất cho ngành thuế theo hướng hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế.

Thứ sáu, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến Luật thuế

TNCN nhằm nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức tuân thủ của người nép thuế. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao cần phải: đa dạng hóa hình thức và phương pháp tuyên truyền về thuế TNCN; định kỳ tổ chức điều tra trắc nghiệm đối với người nép thuế để đánh giá mức độ hiểu biết về pháp luật thuế TNCN, nắm bắt được ý kiến nguyện vọng của dân, qua đó, thiết kế nội dung tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng nép thuế; xây dựng cơ chế tiếp thu ý kiến, thông tin phản hồi từ người nép thuế một cách phù hợp; tổ chức các líp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thuế TNCN và kỹ thuật tuyên truyền cho các tuyên truyền viên để họ có thể làm trịn nhiệm vụ của một tuyên truyền viên tốt.

Chóng ta cần phải giáo dục ý thức pháp luật của dân cư, trong đó đặc biệt là thế hệ trẻ. Những chương trình giáo dục pháp luật từ trong trường học là điều hết sức bổ Ých. Nước ta được xem là một trong số những nước mà dân cư có ý thức về luật pháp nói chung thuộc dạng kém trên thế giới. Muốn khắc phục được nhược điểm này thì khơng có cách gì khác là chúng ta phải đưa giáo dục pháp luật vào trong học đường.

Thứ bảy, phát triển hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong toàn

bộ nền kinh tế quốc dân, hướng tới việc quản lý thu nhập của cá nhân qua hệ thống ngân hàng, có như vậy mới có thể kiểm sốt được thu nhập cá nhân, đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ thuế TNCN cho ngân sách nhà nước. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như những biện pháp của Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước nhằm giảm chi tiêu tiền mặt là một nhân tố hết sức quan trọng đối với hiệu quả của việc quản lí thu thuế thu nhập của cơ quan thuế. Chóng ta phải dần có những quy định, cải cách phù hợp để việc thanh toán qua tài khoản trở nên thuận tiện và đơn giản, khuyến khích người dân sử dụng.

Thứ tám, sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức

năng khác trong việc quản lí thuế thu nhập cũng khơng thể được xem nhẹ. Cần phải tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng của các ngành, các lĩnh vực có liên quan, trong đó, phải đề cao vai trị và thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc giám sát thu nhập, thanh tra kiểm tra thuế, xử lý vi phạm và cưỡng chế thuế. Với đặc trưng của thuế TNCN, trước hết, phải nói đến sự phối hợp giữa cơ quan thuế với BHXH, với ngân hàng và Kho bạc Nhà nước. Các cơ quan chức năng cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc phối kết hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ quản lí các đối tượng nép thuế thu nhập.

Thứ chín, chóng ta cần đẩy mạnh cơng tác cấp mã số thuế, kê khai và nép

quyết tốn thuế thơng qua mạng thông tin trực tuyến. Sự phát triển nh vị bão

của khoa học cơng nghệ, trong đó đặc biệt là cơng nghệ thơng tin liên lạc và mạng điện tử đã đem lại rất nhiều ứng dụng tiện Ých cho xã hội. Việc vận dụng những thành tựu về khoa học công nghệ nh là tin học, công nghệ mạng vào cơng tác quản lí thuế sẽ giúp cho cơ quan thuế rất nhiều. Sự chính xác, nhanh gọn, đơn giản trong công tác thu nép thuế sẽ là điều kiện tốt để Luật thuế thu nhập cá nhân được thực hiện có hiệu quả.

Thứ mười, Nhà nước cần tổ chức thực hiện lấy ý kiến của toàn dân để

đánh giá mức độ phù hợp của chính sách thuế TNCN trong đời sống xã hội, trên cơ sở đó có những bổ sung sửa đổi Luật một cách kịp thời nhằm hoàn thiện một số nội dung của Luật thuế TNCN. Nên chăng, Luật nên quy định lại mức thuế suất cao nhất của biểu thuế lũy tiến từng phần là 25% bằng với mức điều tiết của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi mức thu nhập chịu thuế này thường là của các cá nhân kinh doanh. Như vậy, sẽ đảm bảo bình đẳng hơn giữa hai sắc thuế trực thu này. Mặt khác, Luật nên quy định điều khoản cho phép điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo mức độ trượt giá và tăng trưởng kinh tế theo từng giai đoạn và giao quyền cho Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ này khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở việt nam thực trang và phương hướng hoàn thiện (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)