Một số giải pháp hoàn thiện Luật Thuế TNCN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở việt nam thực trang và phương hướng hoàn thiện (Trang 51 - 59)

Trước tình hình thực hiện Luật Thuế TNCN trong thời gian vừa qua mà chúng ta đã nghiên cứu ở trên, để khắc phục được các mặt hạn chế và phát huy những thành tựu chúng ta đã đạt được, tôi xin được đưa ra đây một số giải pháp của mình. Do hệ thống thuế nước ta còn rất nhiều yếu kém, muốn cải cách được thì cần phải thực hiện trong một thời gian dài. Chính vì vậy, trong ngắn hạn, muốn thực hiện tốt quản lý thuế TNCN thì chúng ta chỉ có thể sửa đổi nội dung luật nhằm giảm bớt khó khăn trong cơng tác quản lý thuế TNCN của ngành thuế.

a.Về mức Giảm trừ gia cảnh:

Luật thuế TNCN phải đảm bảo việc khấu trừ những chi phí một cách hợp lí để duy trì cuộc sống có chất lượng của cá nhân nép thuế và tiếp tục tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, khấu trừ những khoản chi phí nào, mức khấu trừ bao nhiêu, phương thức khấu trừ như thế nào là những vấn đề lớn cần được cân nhắc, tính tốn kĩ trên cơ sở những số liệu điều tra cụ thể, chính xác, khơng nên thiết kế một cách áp đặt hoặc chung chung khó áp dụng. Để đảm bảo việc

áp dụng được chính xác và thuận tiện, việc quy định các khoản chi phí được khấu trừ phải hết sức cụ thể, chính xác và minh bạch.

Như đã nêu ở trên, thực tế thực hiện đã cho they quy định của chúng ta về mức giảm trừ gia cảnh đến thời điểm này đã khơng cịn phù hợp. Để giải quyết vấn đề này, chóng ra nên làm thế nào? Có nên thay con sè 4 triệu và 1,6 triệu bằng những con số khác lớn hơn hay chăng? Theo quan điểm của em, ở đây chúng ta không nên quy định mức giảm trừ gia cảnh bằng một con số cố định. Thực tiễn đời sống luôn thay đổi, giá cả thị trường biến động không ngừng, trượt giá, lạm phát là yếu tố khách quan. Rõ ràng việc các nhà làm luật định ra một mức giá trị vật chất bằng con số chết khiến các quy định về giảm trừ gia cảnh trở nên lạc hậu, gây bức xúc cho người nép thuế là lẽ đương nhiên. Thuế phải tính đến yếu tố trượt giá, nếu trượt giá cao thì mức giảm trừ cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. Chóng ta cũng nên dùa theo nguyên tắc là thu nhập đảm bảo tồn tại tối thiểu của người nép thuế thì khơng đánh thuế. Nếu mức giảm trừ cho bản thân người nép thuế và người phụ thuộc không đủ đảm bảo mức sống tối thiểu thì phải điều chỉnh cho phù hợp.

Em đồng ý với ý kiến của ông Phạm Duy Khương-Phó Tổng Cục trưởng-Tổng Cục thuế Bộ Tài Chính, với phương pháp của Bộ tài chính đưa ra trong Tờ trình dự thảo sửa đổi Luật Thuế TNCN. Chóng ta có thể quy định mức giảm trừ gia cảnh dùa trên mức lương tối thiểu. Ví dơ nh quy định mức giảm trừ cho đối tượng nép thuế là 10 tháng lương tối thiểu, mức giảm trừ cho người phụ thuộc là 5 tháng lương tối thiểu để có thể ổn định lâu dài thay vì đưa ra một mức thuế cụ thể.

b.Về vấn đề người phụ thuộc

Quy định căn cứ vào mức thu nhập bình qn tháng khơng vượt quá 500.000 đồng để xác định là người phụ thuộc nên được sửa đổi. Chóng ta nên lấy mức thu nhập bình quân bằng mức giảm trừ cho người phụ thuộc để xác định có phải là người phụ thuộc hay khơng.

Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này, chúng ta cũng cần phải chú ý đến sự công bằng cho người khơng có thu nhập và một người có thu nhập chưa đến mức quy định. Một người phụ thuộc khơng có thu nhập và một người phụ thuộc có thu nhập bình qn 1,5 triệu/tháng( trường hợp áp dụng mức thu nhập xác định người phụ thuộc bằng mức giảm trừ hiện tại là 1,6 triêu/tháng) không thể cùng được miễn trừ một mức như nhau. Giải quyết vấn đề này, em xin đề nghị áp dụng công thức xác định mức giảm trừ cho từng người phụ thuộc như sau:

Giảm trừ người phụ thuộc cô thể = Mức giảm trừ chung- thu nhập thực tế người phụ thuộc

Trong đó:

Mức giảm trừ chung được quy định cụ thể trong luật với người phụ thuộc chung.

Giảm trừ người phụ thuộc cụ thể là mức giảm trừ áp dụng với từng trường hợp cụ thể trong thực tế.

Thu nhập thực tế người phụ thuộc xác định bằng thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn .

Ví dơ:

Lấy 1,6 triêu/tháng là mức giảm trừ chung.

Người phụ thuộc có thu nhập bình qn 1,5 triệu đồng /tháng thì mức giảm trừ người phụ thuộc cụ thể là 100.000 đồng.

Người phụ thuộc khơng có thu nhập thì mức giảm trừ người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/ tháng.

c. Vấn đề xây dựng biểu thuế

Luật thuế TNCN cần quy định phù hợp với thực tiễn nền kinh tế quốc dân.

Biểu thuế, mức thuế suất phải được quy định dùa trên các nguyên tắc sau đây:

+ Mức thuế suất phải đảm bảo, sau khi nép thuế, người nép thuế vẫn phải có được mức thu nhập khơng thấp hơn mức thu nhập bình quân chung.

+ Khoảng cách giữa các mức thuế suất và khoảng cách về mức thu nhập chịu thuế của hai mức thuế suất cần xác định hợp lí, khơng quá xa nhằm đảm bảo công bằng và không gây xáo trộn về nghĩa vụ thuế.

Để giải quyết vân đề xây dựng biểu thuế suất, chúng ta nên hạ thấp mức khởi điểm chịu thuế xuống đồng thời hạ thấp mức thuế suất khởi điểm xuống( có thể là 2-3% thay vì 5% nh hiện tại). Cơ sở cho ý kiến này là việc hạ thấp mức khởi điểm chịu thuế xuống sẽ tăng khả năng bao quát thu nhập của toàn bộ dân cư, mở rộng đối tượng nép thuế, đảm bảo nguồn thu Ngân sách. Đồng thời việc hạ thấp mức thuế suất tương ứng với mức khởi điểm mới sẽ có ảnh hưởng khơng đáng kể đến thu nhập sau thuế của người lao động.

Vấn đề thứ hai trong biểu thuế là việc xác định khoảng cách các bậc thuế. Chóng ta nên mở rộng khoảng cách thuế ở các bậc đầu, sau đó thu hẹp lại ở những bậc cao. Giải thích cho quan điểm này là những người có mức thu nhập thật cao thì mét sự gia tăng nhỏ của thuế suất biên cũng đã tạo ra một sự gia tăng lớn về tiền thuế phải nép. Nếu duy trì khoảng cách cao giữa các bậc thuế suất thì những người có thu nhập thật cao sẽ phải nép một khoản tiền thuế lớn vượt xa so với những người ở mức thu nhập chịu thuế kề cận anh ta. Tính luỹ tiến như vậy sẽ là quá cao đối với người có thu nhập cao, người lao động sẽ trực tiếp so sánh giữa số thuế họ phải đóng ở bậc trước với số thuế họ đóng ở bậc sau, khoảng cách này càng xa thì sẽ khiến họ thấy lao động để tạo thu nhập thêm của họ sẽ đem lại hiệu quả khơng cao. Chính vì vậy, động lực lao động sẽ giảm sút, và đó là điều mà các nhà xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân khơng muốn. Vì vậy, phân bổ khoảng cách từng bậc theo biên độ rộng ở bậc thấp, hẹp ở các bậc cao là hợp lí và nó cũng là phổ biến ở hầu khắp

các nước trên thế giới. Còn cụ thể từng bậc thuế suất biên là bao nhiêu thì cần phải có sự nghiên cứu một cách khoa học.

KẾT LUẬN

Sau hai chương nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân, chúng ta đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân nói chung và thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.

Trước hết, chúng ta có thể chắc chắn rằng thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế hết sức cần thiết đối với mọi quốc gia. Nã mang ý nghĩa cả về mặt kinh tế, xã hội và chính trị. Khơng một ai có thể phủ nhận được những vai trị tích cực mà nó đem lại cho xã hội.

ở Việt Nam, Luật Thuế TNCN mới có hiệu lực và áp dụng vào thực tiễn được hơn hai năm, nhưng nó cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, thu ngân sách hàng năm từ thuế thu nhập cá nhân đã tăng mạnh qua các năm, số người đăng ký, kê khai nép thuế thu nhập cũng không ngừng tăng lên. Các văn bản qui định về thuế thu cá nhân được sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của kinh tế và xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, Luật Thuế TNCN vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò và chức năng của nã.

Nguyên nhân khách quan có thể là do nền kinh tế nước ta chưa thực sự phát triển, đời sống của dân cư vẫn còn ở mức thấp, do vậy khả năng huy động nguồn thu từ thu nhập của dân cư khơng cao. Thêm vào đó, Luật Thuế TNCN mới ra đời, do vậy nó chưa được sự nhận thức và thực hiện rộng rãi của dân cư. Những tiền đề căn bản cho việc thực hiện tốt công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở nước ta vẫn còn rất hạn chế, đó là việc sử dụng tiền

mặt rộng rãi trong dân cư, những ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý thuế chưa được sử dụng một cách hiệu quả...

Nhưng việc thực hiện Luật Thuế TNCN chưa thực sự hiệu quả nh khả năng của nó chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan. Những nguyên nhân đó xuất phát từ phía cơ quan làm luật, cơ quan thuế, một số cơ quan khác có liên quan đến quá trình thu nép thuế, và ý thức của những người có nghĩa vụ kê khai và nép thuế. Các văn bản pháp luật hiện nay về Thuế thu nhập cá nhân còn một số vấn đề chưa thực sự hợp lý. Chóng ta nên sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Thuế TNCN sao cho bao quát được hết các khoản thu nhập của dân cư. Chúng ta cũng nên hạ thấp mức thu nhập khởi điểm chịu thuế nhằm bao quát được rộng rãi hơn tầng líp dân cư nép thuế, đồng thời có khả năng tăng được nguồn thu cho ngân sách. Về mức thuế suất, chúng ta nên thu hẹp dần khoảng cách giữa các bậc thuế suất ở mức thu nhập từ thấp đến cao. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần xem xét để sửa đổi, bổ sung các quy định về giảm trừ gia cảnh, về các loại thu nhập được miễn thuế cho phù hợp để Luật Thuế TNCN thực sự đi vào cuộc sống.

Với đề tài “Pháp luật về Thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam- Thực

trang và phương hướng hoàn thiện”, em mong muốn thuế thu nhập cá

nhân ở Việt Nam sẽ phát triển và sớm trở thành một sắc thuế quan trọng trong hệ thống thuế Việt Nam, phát huy tốt những vai trò và chức năng của nó để đưa nền kinh tế phát triển liên tục và ổn định đồng thời đảm bảo được sự công bằng trong xã hội.

Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ giáo hướng dẫn em là TS. Trương Thị Kim Dung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Văn bản pháp luật

• Luật thuế Thu nhập cá nhân năm 2007

• Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân

• Thơng tư 62/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 84/2008/TT- BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành

• Thơng tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành

• Thơng tư 20/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hành chính về thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành

• Thơng tư 175/2010/TT-BTC sửa đổi Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành nghị định 100/2008/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành

• Thơng tư 12/2011/TT-BTC Sửa đổi Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và sửa đổi Thông tư số 02/2010/TT- BTC hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành

• Quyết định 03/QĐ-BCĐLTTNCN năm 2008 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân giai đoạn 2008 – 2010 của Ban Chỉ đạo Trung ương do Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai Luật Thuế thu nhập cá nhân ban hành.

- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; - Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế;

- Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;

- Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 25/05/2007 của Bộ tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;

- Thông tư Số 157/2009/TT-BTC ngày 06/08/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi Thơng tư số 60/2007/TT-BTC ngày 25/05/2007 của Bộ tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;

2. Tài liệu khác:

ThS. Trần Vũ Hải, Thực trạng pháp luật thuế Thu nhập cá nhân ở Việt

Nam hiện nay và phương hướng hồn thiện, Tạp chí Luật học tháng 10/2007

PGS-TS. Lê Thị Kim Nhung- Phó Trưởng khoa Tài chính- Ngân hàng- ĐH Thương Mại, Thuế Thu nhập cá nhân sau 2 năm thực hiện: Một số bất

cập nảy sinh và hướng giải quyết, Tạp chí Ngân hàng số tháng 4/2011

Ts. Lờ Xuõn Trường, Luật thuế Thu nhập cá nhân- Những điểm mới đầy

ý nghĩa, Tạp chí kế tốn

Ts. Nguyễn Minh Phong, Luật Thuế Thu nhập cá nhân đã sớm lạc hậu, http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-03-06-luat-thue-thu-nhap-ca-nhan-da- som-lac-hau

Đề tài: Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Thực trạng và việc

hồn thiện chính sách, biện pháp quản lý thu 12-2001

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở việt nam thực trang và phương hướng hoàn thiện (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)