2.1 Thực trạng pháp luật về thuế TNCN ở Việt Nam
2.1.2.1 Về công tác cấp mã số thuế, kê khai nép thuế, quyết toán thuế
Triển khai Luật Thuế TNCN, bước đầu tiên là việc cấp mã số thuế cá nhân. Mã số này sẽ gắn với mỗi cá nhân suốt đời và là cơ sở để quản lý đối tượng nép thuế TNCN. Tuy nhiên, công tác cấp mã số thuế của chúng ta vẫn còn rất chậm. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do khâu chuẩn bị giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ mất khá nhiều thời gian. Lý do nữa là trên thực tế, nhiều cá nhân khi đi đăng ký mã số thuế do chưa nắm được các quy định của Nhà nước cũng như các quy trình thủ tục nên cán bộ thuế mất khá nhiều thời gian để tư vấn, hướng dẫn...
Thông qua việc cấp mã số thuế cá nhân, cơ sở dữ liệu người nép thuế được xây dựng là tiền đề quan trọng của việc quản lý kê khai nép thuế và quyết tốn thuế TNCN. Đối với thu nhập từ tiền cơng tiền lương, thực hiện kê khai và nép thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập, theo đó, mức thuế TNCN được khấu trừ tại nguồn theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần đối với các khoản chi trả cho cá nhân thuộc sự quản lý của cơ quan chi trả thu nhập cho những cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và khấu trừ 10% thu nhập đối với các khoản chi trả cho cá nhân khơng có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 03 tháng nếu số tiền mỗi lần chi trả từ 500.000 đồng trở lên. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm thu và chuyển số thuế thu được vào Kho bạc Nhà nước
Tuy nhiên, nh thực tế cho thấy, cịn có nhiều bất cập trong tổ chức hành thu thuế TNCN. Cụ thể, việc tự động khấu trừ tại nguồn 10% tất cả các khoản chi trả thu nhập trên 500.000 đ/lượt đã tạo nhiều bức xúc và thiệt thòi cho người lao động do sự áp dụng không giống nhau giữa các đơn vị và nhất là do thủ tục hoàn thuế cho các khoản khấu trừ bắt buộc trên là không rõ ràng và không thuận lợi cho người chịu thuế. Cã đơn vị tính và thu 10% trên tổng tiền trả/lần, lại có đơn vị tính riêng trên từng hóa đơn trả tiền. Rõ ràng, việc tính theo tổng số tiền/lần trả sẽ gấy thiệt hại cho người lao động nào mà do Ýt thời gian, không đi lấy nhiều lần thu nhập của mình nhằm "chia nhỏ" tổng nhận thù lao. Hơn nữa, cách tính này dễ gây kẽ hở cho lạm thu từ đơn vị, nhất là bộ phận kế toán, và thất thu NSNN...
Để tổ chức triển khai thực hiện việc quyết tốn thuế TNCN năm 2009 theo thơng tư số 160/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009, Tổng cục Thuế đã có cơng văn số 451/TCT-TNCN ngày 08/02/2010 hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, trong qúa trình triển khai thực hiện, đã phát sinh nhiều vướng mắc, tiến độ thực hiện quyết tốn thuế TNCN chậm. Vì vậy, ngày 21/5/2010, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn 1700 /TCT-TNCN hướng dẫn bổ sung quyết toán thuế TNCN năm 2009, đồng thời gia hạn thời gian quyết toán thuế đến 31/07/2010. Theo quy định, việc quyết toán thuế TNCN tại cơ quan chi trả thu nhập được áp dụng đối với cá nhân trong năm chỉ có thu nhập duy nhất tại một nơi. Trong trường hợp này, cá nhân phải lập giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN theo mẫu quy định, trên cơ sở đó, cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp quyết toán thuế và nép cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập. Đối với cá nhân trong năm có thu nhập từ 2 nơi trở lên, cá nhân đăng ký nép thuế tại cơ quan thuế và các trường hợp khác thì phải thực hiện quyết tốn thuế tại cơ quan thuế, nơi cá nhân đăng ký giảm trừ gia cảnh hoặc tại cơ quan thuế cá nhân đăng ký quản lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số đông người nép thuế, kể cả những người có từ 2 nguồn thu nhập trở lên, đều ngại tự mình quyết tốn thuế hoặc khơng rõ thủ tục tiến hành, nên ủy quyền cho đơn
vị chi trả thu nhập thực hiện hộ. Từ đó, có thể làm thất thu ngân sách nhà nước hoặc gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của chính người nép thuế.