THỰC TRẠNG KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ huyện thốt nốt (Trang 25)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.1. THỰC TRẠNG KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC

Ở NƠNG THÔN VIỆT NAM

Việt Nam đã chuyển hướng từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hay cịn gọi là chính sách “Đổi mới” nền kinh tế được khởi xướng từ những năm 80. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao từ 4,6% những năm 80 lên 7,6% những năm 90 và đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã đạt là 8,48%. Bên cạnh đó, trong suốt hai thập niên đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ người nghèo, tính theo chuẩn mực quốc tế (có mức sống dưới 1 USD/ngày), đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 14,7% năm 2007 [Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề, Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt, Tuổi trẻ Thứ Bảy, 12/04/2008]. Những thành tựu trên đã có đóng góp khơng nhỏ đến sự phát triển của hệ thống tài chính của nước ta. Tuy nhiên, Việt Nam là một nước nông nghiệp với dân số năm 2006 là 84.155,8 nghìn người, trong đó có khoảng 61.332,2 nghìn người sống ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng 72,88% và nơng nghiệp đóng góp khoảng 20,36% tổng thu nhập quốc dân (theo số liệu thống kê 2006 của Tổng cục Thống kê). Từ những số liệu trên cho thấy, nơng nghiệp cũng có những đóng góp đáng kể trong tăng trưởng kinh tế nước nhà. Do đó, việc khuyến khích và tạo sự cân bằng trong việc phát triển các thành phần kinh tế của nước ta là việc làm vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, sản xuất nơng nghiệp được xem là mục tiêu để ta thực hiện và tạo đà phát triển các ngành khác vì nơng nghiệp cung cấp lương thực và các sản phẩm đầu vào cho nhiều ngành sản xuất khác.

Việc phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế hộ gia đình ở nơng thơn. Chính vì thế mà trong những năm gần đây Nhà

Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội là hai hệ thống chủ yếu thường thấy ở nông thôn Việt Nam.

Cũng như các nước đang phát triển khác trên thế giới, hệ thống các tổ chức tín dụng ở nơng thơn Việt Nam gồm: các tổ chức tín dụng chính thức và các tổ chức tín dụng phi chính thức. Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức hoạt đơng theo phương thức truyền thống đó là cho vay thường có thế chấp tài sản, hệ thống này chưa phát triển lắm và thiếu sự cạnh tranh giữa các tổ chức vơi nhau. Lượng vốn tín dụng mà các tổ chức này cung cấp chỉ đáp ứng 45% nhu cầu tín dụng của nơng hộ (theo Schipper ước lượng từ kết quả điều tra mức sống của người Việt Nam, 2002).

2.2. THỰC TRẠNG KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG Ở HUYỆN THỐT NỐT

Huyện Thốt Nốt có vị trí tiếp giáp giao lưu văn hố với 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Huyện có diện tích 17.129 ha mang đặc điểm của địa hình đồng bằng với nhiều kênh rạch rất thuận lợi về giao thông thuỷ bộ. Năm 2007, đất nông nghiệp chiếm khoảng 13.174 ha, tương đương 76,91% diện tích đất của huyện. Tổng số hộ gia đình của huyện là 41.620 hộ với dân số là 197.853 người, số lao động trong nông nghiệp chiếm 63,41%. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện

năm 2007 đạt khoảng 19,87%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2007 theo tiêu chí mới1 của

huyện là 6% (theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân của Uỷ ban nhân dân huên Thốt Nốt, 2007). Về thị trường tín dụng của huyện, theo kết quả điều tra trên địa bàn huyện có trên 10 ngân hàng bao gồm cả ngân hàng Cổ phần và ngân hàng quốc doanh nhưng các hộ nông dân ở đây chủ yếu vay tiền từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn và ngân hàng chính sách xã hội và hai ngân hàng này chỉ mới đáp ứng được khoảng 60,87% theo kết quả điều tra.

1 - Chuẩn nghèo lương thực thực phẩm năm 2004 là 124 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nơng thơn và 163 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị.

- Chuẩn nghèo của Chính phủ thời kỳ 2006 – 2010 (tiêu chí mới) là 200 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nơng thơn và 260 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị.

2.3. CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở NƠNG THƠN VIỆT NAM VÀ HUYỆN THỐT NỐT

2.3.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, trước đây gọi là Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, được thành lập năm 1988 với nhiệm vụ chính là tài trợ vốn cho các doanh nghiệp và nông hộ ở nông thôn. Với một mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả cấp tỉnh đến tận cấp xã, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một thể chế tài chính chính thức lớn nhất. Năm 2006, Ngân hàng có hơn 2.000 chi nhánh, điểm giao dịch trên tồn quốc.

Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thốt Nốt được thành lập vào cuối năm 1998, là một Chi nhánh cấp huyện trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Cần Thơ. Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thốt Nốt đặt tại trung tâm thị trấn huyện Thốt Nốt. Theo kết quả điều tra, thị phần của Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thốt Nốt chiếm khoảng 39,29%.

2.3.2. Ngân hàng Chính sách xã hội

Thành lập năm 1995 có tên là Ngân hàng phục vụ người nghèo, Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động như là ngân hàng phi lợi nhuận với chức năng chính là cung cấp tín dụng để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Nhà nước thông qua việc tập trung cho vay những nơng dân nghèo khơng có tài sản thế chấp và nhằm tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính đến người nghèo. Với mục tiêu giảm nghèo thông qua cung ứng các khoản cho vay lãi suất thấp cho người nghèo ở nơng thơn, Ngân hàng Chính sách xã hội là một nhân tố quan trọng của chưng trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.

Ban đầu, hoạt động của Ngân hàng chính sách được thực hiện thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đầu năm 2003, Ngân hàng người nghèo đổi tên thành Ngân hàng Chính sách, tuy nhiên hoạt động của nó vẫn thơng qua Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn. Sang đầu năm 2004, Ngân hàng Chính sách xã hội tách ra hoạt động với một hệ thống riêng. Ở thời điểm điều tra, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thốt Nốt chiếm thị phần theo kết quả điều tra là 60,71%.

2.3.3. Hợp tác xã tín dụng

Khơng giống các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Phát triển, các Hợp tác xã tín dụng xuất hiện ở khắp các vùng nơng thơn. Hợp tác xã tín dụng là nguồn duy nhất trong hệ thống chính thức cho nơng dân vay, nhất là hộ nơng dân nhỏ. Hợp tác xã tín dụng là nhu cầu của vùng nơng thơn phản ánh đặc tính và văn hóa nơng thơn. Nơng dân dễ dàng vay vốn ở Hợp tác xã tín dụng và Hợp tác xã là cầu nối giữa nông dân với Ngân hàng nông nghiệp quốc gia hay với Ngân hàng Nhà nước. Mặc dù hệ thống này có những thuận lợi tiềm tàng của nó nhưng việc xác định kênh cho vay có hiệu quả ở một số nước lại khó thực hiện. Họ phải đối mặt với vấn đề chính là sự thiếu hụt đội ngũ nhân viên được huấn luyện và các tổ chức cộng tác cho vay.

2.3.3.1. Ngân hàng Cổ phần nông thôn

Hầu hết các Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn hiện tại hoạt động như là một dạng của Hợp tác xã tín dụng nơng thơn ở vùng nơng thơn. Năm 2007, chỉ cịn có một Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn. Một Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn gồm khoảng 50 đến 60 cổ đơng, trong đó một vài người là cổ đông lớn, tất cả các cổ đơng đều là người dân địa phương có quen biết với nhau và thường họ là những người giàu có, sung túc.

Phần lớn quỹ hoạt động của Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn là lấy trực tiếp tư Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoảng 50 – 80%. Lượng cho vay của ngân hàng cũng có nhiều hạn chế với những người nghèo, chỉ một phần nhỏ những hộ nông nghèo được vay ở Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn. Phát vay của Ngân hàng chủ yếu thông qua Hội phụ nữ, Hội tổ chức vay theo nhóm và đi vay ở ngân hàng. Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn rất thận trọng trong cho vay những người nghèo, vì thế mà khả năng mở rộng cho vay đến những hộ nông dân ở ngân hàng này là rất thấp. Hiện tại theo khảo sát, huyện Thốt Nốt khơng có Ngân hàng thương mại Cổ phần nơng thơn nào đặt phòng giao dịch hoặc chi nhánh ở đây.

2.3.3.2. Quỹ tín dụng nhân dân

Tín dụng nhân dân là một dạng mới trong các tổ chức trung gian tài chính ở nơng thơn nước ta, bắt đầu hoạt động năm 1993 như một hình thức của Hợp tác xã tín dụng. Để vay vốn từ Quỹ tín dụng nhân dân, yêu cầu các thành viên phải có lượng tiền gửi góp vốn nhất định và lượng tiền gửi ít nhất là 50.000 đồng. Vốn hoạt

động của Quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu còn nguồn quỹ hoạt động vay từ Ngân hàng Nhà nước và từ nguồn huy động của Quỹ.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 28/12/2007 cả nước có tổng cộng 972 Quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân cũng phát triển rất mạnh, tổ vốn hoạt động là 11.500 tỷ đồng, tiền gửi huy động 8.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay đến 10.000 tỷ đồng. Dư nợ quá hạn là 0,5% trên tổng dư nợ cho vay. Tổng số thành viên của Quỹ là 1.250.000 người. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc khai thác nguồn vốn tại chỗ, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... cải thiện đời sống của các thành viên, khắc phục tình trạng cho vay nặng lãi ở nơng thôn. Qua điều tra cho thấy, Thốt Nốt hiện khơng có Quỹ tín dụng nhân dân nào hoạt động tại đây.

2.3.4. Các Ngân hàng thương mại khác

Là Ngân hàng cho vay nơng nghiệp chính thức xuất hiện sớm nhất ở các nước đang phát triển. Đầu tiên các tổ chức này cho vay chủ yếu hộ nông dân lớn cũng như cung cấp hoạt động dịch vụ và tiếp thị, dần dần mở rộng cho vay những hộ nông dân nhỏ cùng với sự bắt buộc và ủy thác của Chính phủ. Hệ thống chi nhánh được xây dựng qua nhiều năm đã tạo điều kiện cho mở rộng hoạt động tín dụng nơng thơn cho các Ngân hàng thương mại, cùng với kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp và nền tảng vững chắc, các Ngân hàng thương mại cũng có thể đưa dịch vụ đến với khách hàng rộng rãi hơn. Tuy vậy, hầu hết các Ngân hàng thương mại đều khơng tồn tâm vào cho vay nông thôn. Cho vay ở địa bàn nông thôn, nhất là hộ nông dân nhỏ chỉ là nghiệp vụ phụ. Bởi vì họ muốn tăng lợi nhuận và giảm rủi ro trong khi thị trường nơng thơn khó có thể đáp ứng nhu cầu này. Vì thế mà các Ngân hàng trung ương phải cung quỹ cho các Ngân hàng thương mại cho vay khu vực nông nghiệp.

Ở Việt Nam, các Ngân hàng thương mại cho vay các nông hộ sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong hoạt động của Ngân hàng. Thông thường, các khoản vay này chủ yếu là do chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong các chương trình khuyến nơng, khuyến ngư, cải tạo sản xuất, quy hoạch sản xuất vùng là các chính sách khác phục sản xuất sau thiên tai, lũ lụt...

lệ nào trong tổng số hộ được phỏng vấn. Điều này có thể là do các Ngân hàng thương mại chỉ tập trung cho vay các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu và cho vay các hoạt động thương mại khác vì cho vay các khoản này thì Ngân hàng có thể thu được lãi cao, ít rủi ro so với cho vay nơng hộ với từng món nhỏ lẻ lại thủ tục rườm rà, mất thời gian hướng dẫn thủ tục cho người nơng dân với trình độ thấp. Bên cạnh đó, có thể người nơng dân ở đây chưa biết đến việc cho vay của các Ngân hàng này vì bị hạn chế về thơng tin hoặc do lãi suất cho vay cao hơn Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Nơng nghiệp nên nơng dân cũng ngại tới vay vì vấn đề này.

2.3.5. Các chương trình đặc biệt của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ

Những chương trình này sử dụng nguồn vốn của ngân sách Nhà nước hay của của các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội như giảm đói nghèo, tạo việc làm, tái tạo rừng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hầu hết các chương trình này đều cho vay các đối tượng chương trình phục vụ với lãi suất ưu đãi, lãi suất thấp hoặc thậm chí cho mượn vốn để cải thiện mức sống. Các chương trình này bao gồm: Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi trọc, chương trình tạo việc làm, chương trình phát triển làng nghề truyền thống, chương trình 135 xố đói giảm nghèo và một số chương trình tín dụng khác. Tất cả các chương trình này đều nhằm mục đích cung cấp tín dụng để cải thiện mơi trường, nâng cao mức sống cũng như các mục đích từ thiện khác. Các chương trình này được thực hiện thơng qua các tổ chức, đồn thể xã hội ở địa phương như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đồn thanh niên, Hội cựu chiến binh. Ở nơng thơn huyện Thốt Nốt, các chương trình này nhằm mục tiêu xố đói giảm nghèo và phát triển làng nghề truyền thống (nghề làm bánh tráng).

Ngồi các tổ chức tín dụng chính thức nói trên, ở nơng thơn Việt Nam cịn có các tổ chức tín dụng phi chính thức: Những người cho vay chuyên nghiệp, hụi, vay mượn từ người thân và bạn bè, các chủ cửa tiệm bán vật tư nông nghiệp (theo Ngân, 2004). Hoạt động của các tổ chức này không theo luật và quy định của Ngân hàng nhà nước, thậm chí đơi khi cịn trái pháp luật. Theo số liệu điều tra về mức sống của người Việt Nam năm 1998, các tổ chức tín dụng phi chính thức chiếm 51% số hộ

vay vốn. Tỷ lệ này cho thấy thị phần tín dụng phi chính thức vẫn chiếm lĩnh thị trường so với tín dụng phi chính thức.

Ở khu vực nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, theo kết quả điều tra mức sống của người Việt Nam năm 2004 về thị phần tín dụng của các loại hình tổ chức tín dụng như sau:

Bảng 3.1: Thị phần tín dụng của các tổ chức ở nông thôn ĐBSCL năm 2004 Nguồn cung cấp tín dụng Thị phần (%)

1. Ngân hàng Chính sách xã hội 7,73

2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 56,22

3. Các ngân hàng thương mại khác 6,72

4. Quỹ việc làm 1,57

5. Quỹ tín dụng nhân dân 2,29

6. Các tổ chức kinh tế xã hội 1,14

7. Những người cho vay chuyên nghiệp 10,73

8. Người thân, bạn bè và hàng xóm 13,02

9. Các nguồn khác 0,58

Tổng 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra về mức sống của người Việt Nam 2004, Vương Quốc Duy (2007)

Từ bảng trên, ta thấy rằng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội chiếm tỷ lệ cao trong việc cung cấp tín dụng ở nơng thơn Đồng bằng sơng Cửu Long. Điều này là do việc tập trung các chương trình tín dụng của Chính phủ nhằm phát triển đời sống nơng thơn. Qua bảng 3.1, ta cũng thấy rằng tín dụng từ nguồn phi chính thức vẫn cịn chiếm tỷ lệ tương đối cao (24,33%), đây là các khoản tín dụng có lãi suất khá cao. Điều này cho thấy tín dụng nơng thơn còn nhiều bất cập trong việc mở rộng đối tượng cho vay của các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ huyện thốt nốt (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)