Hợp tác xã tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ huyện thốt nốt (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3. CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.3.3. Hợp tác xã tín dụng

Không giống các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Phát triển, các Hợp tác xã tín dụng xuất hiện ở khắp các vùng nơng thơn. Hợp tác xã tín dụng là nguồn duy nhất trong hệ thống chính thức cho nơng dân vay, nhất là hộ nông dân nhỏ. Hợp tác xã tín dụng là nhu cầu của vùng nơng thơn phản ánh đặc tính và văn hóa nơng thơn. Nơng dân dễ dàng vay vốn ở Hợp tác xã tín dụng và Hợp tác xã là cầu nối giữa nông dân với Ngân hàng nông nghiệp quốc gia hay với Ngân hàng Nhà nước. Mặc dù hệ thống này có những thuận lợi tiềm tàng của nó nhưng việc xác định kênh cho vay có hiệu quả ở một số nước lại khó thực hiện. Họ phải đối mặt với vấn đề chính là sự thiếu hụt đội ngũ nhân viên được huấn luyện và các tổ chức cộng tác cho vay.

2.3.3.1. Ngân hàng Cổ phần nông thôn

Hầu hết các Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn hiện tại hoạt động như là một dạng của Hợp tác xã tín dụng nơng thơn ở vùng nơng thơn. Năm 2007, chỉ cịn có một Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn. Một Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn gồm khoảng 50 đến 60 cổ đơng, trong đó một vài người là cổ đơng lớn, tất cả các cổ đơng đều là người dân địa phương có quen biết với nhau và thường họ là những người giàu có, sung túc.

Phần lớn quỹ hoạt động của Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn là lấy trực tiếp tư Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoảng 50 – 80%. Lượng cho vay của ngân hàng cũng có nhiều hạn chế với những người nghèo, chỉ một phần nhỏ những hộ nông nghèo được vay ở Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn. Phát vay của Ngân hàng chủ yếu thơng qua Hội phụ nữ, Hội tổ chức vay theo nhóm và đi vay ở ngân hàng. Ngân hàng thương mại Cổ phần nông thôn rất thận trọng trong cho vay những người nghèo, vì thế mà khả năng mở rộng cho vay đến những hộ nông dân ở ngân hàng này là rất thấp. Hiện tại theo khảo sát, huyện Thốt Nốt khơng có Ngân hàng thương mại Cổ phần nơng thơn nào đặt phịng giao dịch hoặc chi nhánh ở đây.

2.3.3.2. Quỹ tín dụng nhân dân

Tín dụng nhân dân là một dạng mới trong các tổ chức trung gian tài chính ở nơng thơn nước ta, bắt đầu hoạt động năm 1993 như một hình thức của Hợp tác xã tín dụng. Để vay vốn từ Quỹ tín dụng nhân dân, yêu cầu các thành viên phải có lượng tiền gửi góp vốn nhất định và lượng tiền gửi ít nhất là 50.000 đồng. Vốn hoạt

động của Quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu còn nguồn quỹ hoạt động vay từ Ngân hàng Nhà nước và từ nguồn huy động của Quỹ.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 28/12/2007 cả nước có tổng cộng 972 Quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân cũng phát triển rất mạnh, tổ vốn hoạt động là 11.500 tỷ đồng, tiền gửi huy động 8.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay đến 10.000 tỷ đồng. Dư nợ quá hạn là 0,5% trên tổng dư nợ cho vay. Tổng số thành viên của Quỹ là 1.250.000 người. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc khai thác nguồn vốn tại chỗ, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... cải thiện đời sống của các thành viên, khắc phục tình trạng cho vay nặng lãi ở nơng thôn. Qua điều tra cho thấy, Thốt Nốt hiện khơng có Quỹ tín dụng nhân dân nào hoạt động tại đây.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ huyện thốt nốt (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)