Chỉ tiêu NH CS xã hội NH NNo & PTNT Các TCTD và NHTM khác Không vay Tồng cộng Tổng số quan sát 17 11 0 18 46 Tỷ lệ so với tổng số hộ (%) 36,96 23,91 0,00 39,13 100 Tỷ lệ so với hộ vay (%) 60,71 39,29 0,00
Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra
Nhận xét:
Trong tổng số 46 hộ được phỏng vấn về vay vốn tín dụng, có 28 hộ có vay,
chiếm 60,87% tổng số hộ và 18 hộ cịn lại khơng vay, chiếm 39,13%. Cũng theo kết
quả điều tra cho thấy trong số 28 hộ vay thì có 17 hộ vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, chiếm 60,71% tổng số hộ vay, 11 hộ vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chiếm 39,29% tổng số hộ vay, khơng có hộ nào vay từ các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, mặc dù ở huyện Thốt Nốt có trên 10 Ngân hàng thương mại khác đặt Chi nhánh hoặc Phịng giao dịch. Điều này có thể được lý giải vì lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại khác thường cao hơn lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Nơng nghiệp. Bên cạnh đó, do trình độ học vấn của chủ hộ thấp nên việc tiếp cận các thông tin về cho vay của các Ngân hàng thương mại khác cịn bị hạn chế.
b) Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất
Theo kết quả điều tra cho thấy, lượng vốn vay trung bình của nơng hộ vay được từ các tổ chức tín dụng chính thức khoảng 8,2 triệu đồng. Với lượng vốn vay được như thế, nơng hộ có thể sử dụng lượng vốn này đủ cho sản xuất kinh doanh với diện tích trung bình 0,7 ha/hộ. Tuy nhiên, để được số tiền trên, người nông dân phải bỏ ra trung bình 50.000 đồng để có được món vay 8,2 triệu đồng thì điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức này do 50.000 đồng đối với người nơng dân sản xuất thì đó khơng phải là món tiền nhỏ. Các món vay có thời hạn trung bình là 13 tháng, lãi suất cho vay trung bình của Ngân hàng Nơng nghiệp
và Phát triển nông thôn là 1,19%/tháng và Ngân hàng Chính sách xã hội là 0,64%/tháng. Điều này có thể lý giải kết quả điều tra thể hiện trong bảng 4.2 rằng do lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thấp hơn nên đa số hộ ở đây chọn việc vay từ Ngân hàng Chính sách nhiều hơn.
c) Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn
Theo kết quả điều tra cho thấy, có 96,43% số trường hợp xin vay với mục đích phục vụ sản xuất và chỉ có 3,57% số hộ xin vay với mục đích khác. Điều này là hồn tồn hợp lý trong cho vay nơng hộ vì các Ngân hàng ít khi cho vay với mục đích tiêu dùng hay một số mục đích nào khác như sửa nhà, mua xe, sang đất… trừ những khách hàng thân quen và có uy tín.