Các ngân hàng thương mại khác

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ huyện thốt nốt (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3. CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.3.4. Các ngân hàng thương mại khác

Là Ngân hàng cho vay nơng nghiệp chính thức xuất hiện sớm nhất ở các nước đang phát triển. Đầu tiên các tổ chức này cho vay chủ yếu hộ nông dân lớn cũng như cung cấp hoạt động dịch vụ và tiếp thị, dần dần mở rộng cho vay những hộ nông dân nhỏ cùng với sự bắt buộc và ủy thác của Chính phủ. Hệ thống chi nhánh được xây dựng qua nhiều năm đã tạo điều kiện cho mở rộng hoạt động tín dụng nơng thơn cho các Ngân hàng thương mại, cùng với kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp và nền tảng vững chắc, các Ngân hàng thương mại cũng có thể đưa dịch vụ đến với khách hàng rộng rãi hơn. Tuy vậy, hầu hết các Ngân hàng thương mại đều khơng tồn tâm vào cho vay nông thôn. Cho vay ở địa bàn nông thôn, nhất là hộ nông dân nhỏ chỉ là nghiệp vụ phụ. Bởi vì họ muốn tăng lợi nhuận và giảm rủi ro trong khi thị trường nông thơn khó có thể đáp ứng nhu cầu này. Vì thế mà các Ngân hàng trung ương phải cung quỹ cho các Ngân hàng thương mại cho vay khu vực nông nghiệp.

Ở Việt Nam, các Ngân hàng thương mại cho vay các nông hộ sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong hoạt động của Ngân hàng. Thông thường, các khoản vay này chủ yếu là do chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong các chương trình khuyến nơng, khuyến ngư, cải tạo sản xuất, quy hoạch sản xuất vùng là các chính sách khác phục sản xuất sau thiên tai, lũ lụt...

lệ nào trong tổng số hộ được phỏng vấn. Điều này có thể là do các Ngân hàng thương mại chỉ tập trung cho vay các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu và cho vay các hoạt động thương mại khác vì cho vay các khoản này thì Ngân hàng có thể thu được lãi cao, ít rủi ro so với cho vay nơng hộ với từng món nhỏ lẻ lại thủ tục rườm rà, mất thời gian hướng dẫn thủ tục cho người nơng dân với trình độ thấp. Bên cạnh đó, có thể người nơng dân ở đây chưa biết đến việc cho vay của các Ngân hàng này vì bị hạn chế về thơng tin hoặc do lãi suất cho vay cao hơn Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Nơng nghiệp nên nơng dân cũng ngại tới vay vì vấn đề này.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ huyện thốt nốt (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)