NĂM LĨNH VỰC HỢP TÁC CẦN ĐƯỢC CHÚ TRỌNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC PHÁP-VIỆT.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng (Trang 27 - 30)

VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC PHÁP-VIỆT.

Quan hệ hợp tác Pháp – Việt được phát triển dựa trên năm lĩnh vực hợp tác ưu tiên. Những ưu tiên này hoàn toàn phù hợp với những mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam cũng như phù hợp với những mục tiêu đề ra trong chính sách của Pháp ở Việt Nam là củng cố tình đồn kết, mở rộng ảnh hưởng và khẳng định sự có mặt về kinh tế.

1. Hỗ trợ Việt Nam về mặt pháp luật và chính sách trong thờikỳ quá độ kỳ quá độ

Hội nhập khu vực và quốc tế địi hỏi Việt Nam phải hiện đại hố hệ thống pháp luật, xây dựng những chính sách phát triển mới và tăng cường đào tạo các cán bộ quản lý. Các dự án hợp tác của Pháp được triển khai trong lĩnh vực pháp lý từ đầu những năm 90 sẽ mang laị những đóng góp tích cực cho cơng cuộc cải cách hiện nay: cải cách hệ thống ngân hàng (các khoản tín dụng của Bộ Ngoại Giao thơng qua Cơ Quan Phát Triển Pháp), hội nhập của Việt Nam vào quá trình trao đổi kinh tế quốc tế. Trong năm 2002, Pháp đã triển khai các dự án hỗ trợ cho các cơ quan tài chính của Việt Nam (Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thống Kê).

Thành lập năm 1993, Nhà Pháp Luật Việt-Pháp là cơ quan hợp tác liên chính phủ được sự bảo trợ của Bộ Tư Pháp hai nước. Với một đội ngũ nhân viên Việt Nam, hoạt động của nhà Pháp luật Việt-Pháp đã thu hút sự tham gia của mọi thành viên trong giới luật gia, cán bộ ngành tư pháp, cán bộ nhà nước, giáo viên. Nhà Pháp luật Việt-Pháp tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho chính phủ Việt Nam trong chương trình hiện đại hố hệ thống pháp luật Việt Nam.

Sự hỗ trợ kỹ thuật này được thực hiện thông qua các buổi làm việc, trao đổi giữa các chuyên gia Pháp và đại diện các bộ ngành Việt Nam có nhiệm vụ soạn thảo các văn bản pháp quy mới. Mới đây, nhà Pháp luật Việt-Pháp đã hỗ trợ cho Việt Nam trong việc soạn thảo Bộ luật tố tụng dân sự và cải cách Luật Bưu Chính Viễn Thơng.

Bên cạnh các hoạt động kể trên, hàng năm, nhà Pháp luật Việt-Pháp cịn tổ chức một khố đào tạo 7 tháng về tiếng Pháp pháp lý (với 200 học viên một năm). Đây cũng là cơ quan đầu mối tuyển chọn các sinh viên theo học ngành luật tại Pháp và được cấp học bổng của chính phủ Pháp. Nhà Pháp luật cũng tham gia triển khai các dự án được Quỹ Đoàn kết Ưu tiên tài trợ: đào tạo thẩm phán, hỗ trợ về mặt pháp lý cho Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền thương mại thế giới.

Thư viện của Nhà Pháp luật bao gồm các sách nguyên bản và sách dịch sẽ giúp các độc giả Việt Nam hiểu rõ hơn luật pháp của Pháp và các nước khác trên thế giới, cũng như các độc giả Pháp có thể tiếp cận các văn bản pháp luật cơ bản của Việt Nam.

2. Hỗ trợ cải cách hệ thống giáo dục và nghiên cứu

Việt Nam đang phải cải cách hệ thống giáo dục để đáp ứng các yêu cầu về số lượng (mỗi năm hệ thống giáo dục Việt Nam tiếp nhận thêm khoảng một triệu lượt học sinh) và về chất lượng (phát triển công tác giảng dạy ngoại ngữ, cải cách quy trình đào tạo, phát triển nghiên cứu). Để hỗ trợ Việt Nam, nước Pháp đã tham gia tài trợ cho các chương trình giáo dục trong khuôn khổ song phương (đào tạo đại học, nghiên cứu khoa học) hay đa phương (các lớp song ngữ và các lớp đại học Pháp ngữ chuyên ngành). Các chương trình này chủ yếu thuộc các lĩnh vực đào tạo quản lý kinh tế (Trung tâm Đào tạo Quản lý Pháp-Việt, CFVG), đào tạo kỹ sư (Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, PFIEV), đào tạo chuyên đề

nghiên cứu khoa học (Dự án ESPOIR), hoặc dưới hình thức cấp học bổng (tính đến ngày 31/10/2001 đã có 649 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam được nhận học bổng của Chính phủ Pháp). Trong số các chương trình và dự án hợp tác bắt đầu vào năm 2002, có thể kể đến: dự án đào tạo các cán bộ và thanh tra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Trung tâm đào tạo kỹ sư bảo trì cơng nghiệp tại Hà Nội và một dự án hỗ trợ phát triển các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực khoa học xã hội.

3. Tăng cường hợp tác văn hoá trên cơ sở trao đổi và chuyểngiao tri thức giao tri thức

Việt Nam có một nhu cầu lớn về phát triển văn hố và gìn giữ bản sắc. Các dự án hợp tác của Pháp trong lĩnh vực này nhằm hỗ trợ các hoạt động sáng tạo nghệ thuật, phát triển kinh nghiệm tổ chức các hoạt động văn hố (Festival Huế) và góp phần bảo tồn di sản văn hố. Để thực hiện điều này, Pháp đã thực hiện chương trình Hỗ trợ xuất bản (PAP). Chương trình hỗ trợ xuất bản được triển khai từ năm 1990 nhằm mục tiêu trợ giúp các nhà xuất bản Việt Nam thực hiện một chính sách dài hạn trong việc xuất bản các ấn phẩm bằng tiếng Pháp, tiếng địa phương hoặc song ngữ của các tác giả Pháp trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt về văn học, khoa học xã hội và nhân văn. Các khoản trợ giúp của Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội nhằm hạ giá bán, tạo điều kiện cho đơng đảo độc giả có thể tiếp cận với các tác phẩm của các tác giả Pháp. Hiện nay, hơn một nửa trong tổng số khoảng năm mươi nhà xuất bản tại Việt Nam than gia vào chương trình này.

4. Hỗ trợ quá trình chuyển đổi nền kinh tế đồng thời thúc đẩyquan hệ hai chiều với các doanh nghiệp Pháp quan hệ hai chiều với các doanh nghiệp Pháp

Mục tiêu đặt ra là góp phần vào q trình hiện đại hố nền kinh tế đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư trong các lĩnh vực ưu tiên. Nhiều chương trình với các công cụ khác nhau đang tham gia vào lĩnh vực này.

 Hoạt động của Quỹ Dự trữ dành cho các Nước Mới nổi (RPE) là quỹ cung cấp các khoản tài chính ưu đãi cho các dự án phát triển ưu tiên và có tính khả thi. Hoạt động của Quỹ này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến cơ sở hạ tầng như hệ thống nước, điện, y tế, giao thơng đường bộ và đường biển.

Ngồi ra, từ năm 1998, hỗ trợ dự án của Bộ Kinh tế, Tài chính và Cơng nghiệp Pháp tập trung nhiều vào các lĩnh vực địi hỏi các cơng nghệ hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ q trình hiện đại hố của Việt Nam.

 Hoạt động của Cơ quan phát triển Pháp tai Việt Nam thông qua các khoản vay ưu đãi cho Nhà nước Việt Nam phục vụ các dự án và chương trình liên quan đến lĩnh vực sản xuất.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)