I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP-VIỆT
d. Pháp là một nước lớn và khá trụ cột trong Liên minh Châu Âu
Pháp là một nước lớn trong Liên minh Châu Âu với dân số khoảng 60 triệu người. Với số dân đơng thứ nhì Châu Âu, Pháp là một thị trường rất lớn của hàng
hoá Việt Nam. Do Pháp và Việt Nam có mối quan hệ truyền thống, lâu đời nên người dân Pháp từ lâu đã có thói quen tiêu dùng các sản phẩm của Việt Nam. Hiện nay, thị hiếu của người Pháp rất phù hợp với cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Đó là các sản phẩm thuỷ sản, may mặc, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, thêu ren... Trong tiềm thức của người dân Pháp, khi nói tới Việt Nam là họ cảm thấy rất gắn bó, nên việc lựa chọn các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam thường được họ ưu tiên. Các sản phẩm của Việt Nam từ lâu bằng chất lượng của mình đã tạo ra một tâm lí tốt cho người dân Pháp. Mặt khác, số kiều dân Việt Nam ở Pháp cũng khá đơng cùng với lượng học sinh có xu hướng sang Pháp du học như hiện nay thì nhu cầu về các sản phẩm nơng sản, thực phẩm mang tính chất q hương ở một bộ phận người này là rất lớn. Chính vì vậy mà trong tương lai, với sự nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Pháp sẽ tăng trưởng mạnh.
Pháp là một nước được Chính phủ Việt Nam rất coi trọng trong việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác cùng phát triển. Pháp là nước công nghiệp phát triển nên lĩnh vực công nghệ sản xuất của họ rất phát triển cũng như lực lượng kỹ sư lành nghề. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Pháp. Quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Pháp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong quan hệ với thị trường EU vì Pháp được coi là cửa ngõ của EU đối với Việt Nam và ngược lại, quan hệ tốt với Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho Pháp khi vào thị trường Châu Á.