Quan hệ Việt Nam và Pháp đã có từ lâu đời, là mối quan hệ xuất phát từ những liên hệ lịch sử và hiểu biết giữa hai dân tộc

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng (Trang 30 - 31)

I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP-VIỆT

a. Quan hệ Việt Nam và Pháp đã có từ lâu đời, là mối quan hệ xuất phát từ những liên hệ lịch sử và hiểu biết giữa hai dân tộc

từ những liên hệ lịch sử và hiểu biết giữa hai dân tộc

Theo một số sách lịch sử ghi chép lại, người Pháp đã có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 17 với sự có mặt của thầy tu dịng xứ Avignon ở miền Bắc Việt Nam với mục đích truyền bá đạo Thiên chúa giáo vào Việt Nam. Ơng cũng chính là người đã La-tinh hố thành cơng tiếng Việt. Thành tựu này đã giúp người Việt Nam có

điều kiện tiếp thu nhanh nền văn minh thế giới. Cùng với các nhà truyền giáo, các nhà buôn Pháp đã cập bến ở cảng phố Hiến và cảng Hội An để trao đổi vũ khí, thuốc súng và các đồ vật dụng khác để lấy các sản vật của Việt Nam. Hoạt động giao lưu thương mại này đặc biệt phát triển vào đầu thế kỷ 18.

Sau khi kết thúc chiến tranh giữa hai nước Việt Nam và Pháp, ngày 20 tháng 12 năm 1954, chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã chấp nhận cho Chính phủ Pháp lập văn phịng Tổng đại diện thương mại tại Hà Nội. Tháng 3 năm 1956, Pháp đồng ý cho Việt Nam lập cơ quan đại diện thương mại tại Paris và ngày 12/4/1973 Việt Nam và Pháp lập quan hệ ngoại giao chính thức. Từ năm 1973-1978 quan hệ giữa hai nước đã được đẩy mạnh. Quan hệ này được chuyển sang một bước phát triển mới sau chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang Pháp vào tháng 4/1997, tiếp đến hai bên đã ký kết Hiệp định văn hoá-khoa học kỹ thuật làm cơ sở hợp tác giữa hai nước. Từ năm 1979-1988 quan hệ hai nước bị gián đoạn do có vấn đề Campuchia. Từ năm 1989 đến nay, quan hệ hai nước đã được cải thiện và ngày càng phát triển và mở rộng thể hiện ở nhiều thoả thuận quan trọng như Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế-văn hoá-khoa học kỹ thuật (1989), Hiệp định khuyến khích và bảo đảm đầu tư (1992), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (1993), Hiệp định hợp tác về du lịch (1996).

Bước tiến trong quan hệ giữa hai nước được đánh dấu sau chuyến thăm của Tổng thống F.Mitterrand và hầu hết các nhân vật chủ chốt về ngoại giao, tài chính thương mại, tư pháp, y tế và đô thị... của Pháp đều đã sang thăm Việt Nam. Và từ đó cho tới nay, quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước đã không ngừng được cải thiện.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)