II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP – VIỆT.
1. Những giải pháp mang tính vĩ mơ
1.4 Có chính sách thu hút mạnh mẽ hơn nữa và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
dụng nguồn vốn ODA
Vốn ODA được Chính phủ Việt Nam nhìn nhận là một nguồn vốn nước ngồi có ý nghĩa quan trọng để hỗ trợ đầu tư phát triển các lĩnh vực ưu tiên thuộc cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Trong quá trình đổi mới, Việt Nam hiểu rõ rằng để phát triển kinh tế và thực hiện các chương trình cải cách... thì phải có nguồn lực, do vậy cùng với việc huy động tối đa nguồn nội lực, Chính phủ và nhân dân Việt Nam ln coi trọng các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn ODA của các nước và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Vì vậy nên chúng ta cần nâng cao hiệu quả của nguồn vốn này. Khác với nguồn vốn FDI, ODA đòi hỏi rất cao trách nhiệm của nước tiếp nhận viện trợ ngay từ khâu đề xuất nhu cầu viện trợ đến đánh giá kết quả thu được. Muốn vậy Việt Nam cần phải tiến hành những biện pháp sau:
Ta cần xây dựng bức tranh toàn cảnh về nhu cầu nguồn vốn ODA sao cho nguồn vốn này được phân bổ tốt về mặt địa lý theo ưu tiên đầu tư trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của ta, tránh được sự trùng lặp về đầu tư và tập trung quá cao vào một ngành, một vùng nào đó.
Một mặt, ta có tính đến ý kiến của các nhà tài trợ, mặt khác, ta phải hoàn toàn chủ động trong quá trình đề xuất nhu cầu, xây dựng dự án, điều hành, quản lý và đánh giá dự án.
Để vừa phát huy tính chủ động của nước tiếp nhận viện trợ và tôn trọng ý kiến của các nhà tài trợ, ta cần minh bạch trong mọi khâu, hài hồ các chính sách, chia sẻ thơng tin về mọi mặt với các nhà tài trợ và giữa các nhà tài trợ với nhau.
Để thực hiện tốt các biện pháp trên, điều cốt lõi là tăng cường năng lực cán bộ tham gia vào quá trình quản lý ODA ở mọi cấp, đặc biệt là cấp thực hiện dự án ở địa phương.
Ta nên chủ động thiết lập các dự án theo các lĩnh vực, ngành, địa phương ưu tiên để chủ động trong đàm phán thông qua dự án với nước bạn.
Ta phải sử dụng có hiệu quả hơn kinh phí hợp tác, khoản viện trợ khơng hồn lại do Bộ Ngoại giao Pháp quản lý. Đây chính là nguồn tài chính giúp ta một cách có hiệu quả trong việc đào tạo nguồn nhân lực và trợ giúp kỹ thuật nếu ta biết tận dụng tốt.