Tồn tại trong phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế doanh nghiệp tại ngân hàng

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế dành cho doanh nghiệp của GP bank HN (Trang 40 - 42)

2.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ

2.2.2. Tồn tại trong phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế doanh nghiệp tại ngân hàng

nghiệp tại ngân hàng dầu khí tồn cầu GP Bank.

* Thứ nhất, tốc độ các dịch vụ TTQT phát triển không đồng đều trong giai đoạn 2006- 2009.

Tuy doanh thu TTQT tăng trong giai đoạn 2006-2009, nhưng doanh thu cũng như tốc độ tăng của từng phương thức TTQT không đồng đều. Doanh thu TTQT của GP Bank tập trung chính ở phương thức chuyển tiền. Năm 2006, doanh thu phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng lớn đạt mức 57,8% và ở các năm sau tỷ trọng doanh thu TTQT từ phương thức chuyển tiền vẫn chiếm tỷ trọng cao. Nhìn chung tỷ trọng của phương thức chuyển tiền luôn giữ mức 60% trong tổng doanh thu TTQT. Bên cạnh đó, phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ chiếm 2,8% năm 2006. Từ năm 2007 tỷ lệ này có tăng nhưng mức tăng khơng cao. Phương thức thanh toàn nhờ thu cũng chiếm tỷ trọng không cao, tầm 20% (xem bảng 1.7). Như vậy các dịch vụ TTQT tại GP Bank Hà Nội trong giai đoạn 2006-2009 có sự phát triển khơng đồng đều.

* Thứ hai, tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp tham gia TTQT tại GP Bank Hà Nội có xu hướng giảm trong năm 2008,2009.

Năm 2007 số lượng doanh nghiệp tham gia TTQT tại GP Bank Hà Nội tăng mạnh 121% . Tuy số lượng doanh nghiệp năm 2008,2009 vẫn tăng nhưng tốc độ tăng giảm mạnh, chỉ còn khoảng 30%. Như vậy, ta thấy số lượng doanh nghiệp tham gia TTQT tại GP Bank năm 2008,2009 có tăng nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm so với năm 2007 (Xem hình 1.6)

* Thứ ba, dịch vụ TTQT tín dụng chứng từ chưa phát triển

Như đã phân tích ở trên, ta thấy vụ TTQT tín dụng chứng từ tại GP Bank Hà Nội trong giai đoạn 2006-2009 chưa thật sự phát triển, các doanh nghiệp chưa sử dụng nhiều phương thức TTQT này. Đây là sự bất hợp lý trong phát triển dịch vụ TTQT của ngân hàng bởi phương thức tín dụng chứng từ là hình thức thanh tốn linh hoạt, bảo đảm tính an tồn cho các giao

dịch thương mại quốc tế, đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu của thương mại quốc tế lại không được phát triển ở GP Bank Hà Nội.

* Thứ tư, các nghiệp vụ hỗ trợ TTQT như: tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ XNK... chưa thật sự có hiệu quả.

Các nghiệp vụ hỗ trợ dịch vụ TTQT có tăng trong giai đoạn 2006-2009, tuy nhiên hiệu quả của các dịch vụ này chưa thật sự cao. Về nghiệp vụ tín dụng, dư nợ cho vay TTQT tăng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ tín dụng, chưa có hiệu quả trong việc cho doanh nghiệp vay ngoại tệ để thu mua và làm hàng xuất khẩu. Về nghiệp vụ bảo lãnh, theo yêu cầu của các doanh nghiệp GP Bank đã đứng ra phát hành thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu,... nhưng nhiều hợp đồng bảo lãnh khơng được đối tác nước ngồi chấp nhận. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đạt kết quả cao, tuy nhiên lượng ngoại tệ thu về thấp vì hình thức chủ yếu là hình thức giao ngay. Đồng thời do biến động của tỷ giá ngoại tệ vào năm 2009, tỷ giá USD/ VND tăng cao do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới nên lượng ngoại tệ chưa đáp ứng đủ nhu cầu thanh tốn của các doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, các nghiệp vụ hỗ trợ dịch vụ TTQT tại GP Bank Hà Nội trong giai đoạn 2006-2009 chưa thật sự có hiệu quả ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ TTQT dành cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế dành cho doanh nghiệp của GP bank HN (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)