Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế dành cho doanh nghiệp của GP bank HN (Trang 44 - 47)

2.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

* Thứ nhất, chính sách khách hàng doanh nghiệp chưa phù hợp

Trong giai đoạn 2006-2009, GP Bank Hà Nộ đã chú ý đến chính sách dành cho khách hàng doanh nghiệp. Song các chính sách mà ngân hàng áp dụng trong giai đoạn 2006-2009 chưa hợp lý khiến số lượng khách hàng tham gia TTQT cịn ít. Ngân hàng chưa thực hiện việc phân loại khách hàng doanh nghiệp theo nhóm khách hàng, khách hàng truyền thống, khách hàng mới,... Vì vậy chưa có chính sách ưu đãi hợp lý với khách hàng truyền thống cũng như thu hút khách hàng mới

* Thứ hai, hoạt động marketing về các dịch vụ TTQT tại ngân hàng chưa hiệu quả

Công tác nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng tại GP Bank Hà Nội trong giai đoạn 2006-2009 không được tiến hành một cách bài bản, chưa quan tâm đến thị trường cũng như khách hàng mục tiêu.

Các hoạt động Marketing chưa được quan tâm đúng mức và tổ chức thực hiện một cách có hệ thống trên tồn bộ các chi nhánh của GP Bank ở Hà Nội. Các dịch vụ TTQT được đưa ra giống nhau ở tất cả các chi nhành và hình thức khuyếch trường chỉ được áp dụng ở một số chi nhánh lớn. Vì vậy các doanh nghiệp chỉ biết đến và sử dụng các dịch vụ TTQT truyền thống. Do đó dẫn đến tình trạng phát triển khơng đồng đều giữa các dịch vụ TTQT tại GP Bank trong giai đoạn 2006-2009.

* Thứ ba, trình độ nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp còn hạn chế, khả năng tài chính yếu.

Khơng phải bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia TTQT đều có sự hiểu biết thấu đáo về các phương thức TTQT, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ. Vì vậy các doanh nghiệp coi nhẹ vai trị quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ. Đồng thời doanh nghiệp Việt Nam thiếu thơng tin về phía dối tác nên dễ dàng chấp nhận những L/C có quy định không chặt chẽ nên khi xảy ra tranh chấp phải chịu thua thiệt.

Hơn nữa, phương thức TDCT thường được các doanh nghiệp lớn có giá trị XNK cao lựa chọn nên họ có thể chịu được tỷ lệ ký quỹ khá cao(thường là 100%) do GP Bank Hà Nộ quy định. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, khả năng tài chính của họ khó có thể đáp ứng được. Do đó, phương thức TTQT tín dụng chứng từ ít được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng.

* Thứ tư, sự phối hợp giữa các phòng ban còn lỏng lẻo dẫn đến số lượng doanh nghiệp tham gia TTQT tại GP Bank còn thấp.

Cơ cấu tổ chức của GP Bank Hà Nội được sắp xếp một cách khoa học. Tuy nhiên, sự phân công công việc cũng như sự phối hợp cơng việc giữa các phịng ban cịn lỏng lẻo vì vậy chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng, kịp thời. Ví dụ như: hoạt động marketing tiến hành nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng lại khơng có sự phối hợp của phịng TTQT. Vì vậy số lượng khách hàng doanh nghiệp tại GP Bank còn thấp và tốc độ tăng giảm ở năm 2008, 2009.

Tóm lại, chương 2 đã phân tích thực trang hoạt động phát triển dịch vụ TTQT dành cho doanh nghiệp mà GP Bank thực hiện trong giai đoạn 2006- 2009. Tập trung phân tích tình hình phát triển dịch vụ TTQT cho doanh nghiệp tại ngân hàng, từ đó rút ra ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tốn tại trong hoạt động phát triển dịch vụ TTQT cho doanh nghiệp tại GP Bank Hà Nội giai đoạn 2006-2009. Để giải quyết những tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại đó chương 3 sẽ trình bày cụ thể các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế dành cho các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập WTO của GP Bank Hà Nội.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG DẦU KHÍ TỒN CẦU

GP BANK HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015.

Sau chương 2, ta đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ TTQT dành cho doanh nghiệp tại GP Bank Hà Nội trong giai đoạn 2006- 2009. Trên cơ sở những nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động phát triển dịch vụ TTQT cho doanh nghiệp tại GP Bank Hà Nội trong giai đoạn 2006-2009 chương 3 sẽ phân tích các giải phápvà đưa ra kiến nghị nhằm tiếp tục phát triển dịch vụ TTQT dành cho doanh nghiệp tại GP Bank Hà Nội đến năm 2015.

Kết cấu chương 3 gồm 3 phần chính:

3.1. Cam kêt với WTO về phát triển dịch vụ TTQT đối với doanh nghiệp

3.2. Định hướng phát triển dịch vụ TTQT dành cho doanh nghiệp tại GP Bank Hà Nội đến năm 2015

3.3. Một số biện pháp nhằm phát triển dịch vụ TTQT dành cho doanh nghiệp tại GP Bank Hà Nội đến năm 2015

3.4. Kiến nghị.

Sau đây là nội dung chi tiết của chương:

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế dành cho doanh nghiệp của GP bank HN (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)