3.4. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC ĐỂ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NGÂN
3.4.2.2. Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt phù hợp với thị trường
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các tổ chức tín dụng được phép và giữa các tổ chức tín dụng được phép với nhau. Các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ theo các phương thức, loại hình nghiệp vụ giao dịch trên cơ sở các thoả thuận, cam kết giữa các bên theo thông lệ quốc tế và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tập trung do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức, điều hành, các tổ chức tín dụng được phép phải chấp hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường này do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. NHNN tham gia thị trường này với tư cách là thành viên đồng thời quy định điều kiện, phương thức, các loại hình nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ.
Ngân hàng nhà nước cần mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động của thị trường liên ngân hàng, đa dạng hóa các loại ngoại tệ, các hình thức giao dịch ngoại tệ như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn ngoại tệ, quản lý và giám sát thường xuyên hoạt động của thị trường để phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trên cơ sở phát triển ổn định và bền vững của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển dịch vụ TTQT cho doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam.
3.4.2.2. Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt phù hợp với thịtrường trường
Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam: Căn cứ biến động tỷ giá trên thị trường ngoại tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện phương án can thiệp mua hoặc bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước. Tỷ giá hối đối của
đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thơng qua việc sử dụng các cơng cụ của chính sách tiền tệ và thực hiện phương án mua bán trên thị trường ngoại tệ. Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái của Việt Nam vẫn chịu chi phối lớn của NHNN, chưa thích ứng theo nhu cầu thị trường do đó tỷ giá trong giai đoạn 2006-2009 có nhiều biến động mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động phát triển dịch vụ TTQT tại các NHTM. Do đó, NHNN cần phải giảm dần các biện pháp hành chính khống chế tỷ giá như: hạn chế biên độ trong xác định tỷ giá kinh doanh của các NHTM, xác định tỷ giá cơ bản, giới hạn phí hốn đổi tiền tệ,... Nói cách khác, tỷ giá phải được thả nổi và hoàn toàn xác định trên quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ. NHNN cần xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt cho phù hợp với biến động của thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển dịch vụ TTQT tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.
Tóm lại, chương 3 đưa ra các cam kết phát triển dịch vụ TTQT khi Việt Nam gia nhập WTO và phương hướng phát triển dịch vụ TTQT cho doanh nghiệp tại GP Bank Hà Nội trong giai đoạn 2015. Căn cứ vào những đánh giá ở chương 2 đề xuất một số giải pháp cũng như kiến nghị với Nhà Nước, Ngân hàng nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho GP Bank Hà Nội phát triển dịch vụ TTQT cho doanh nghiệp sau quá trình gia nhập WTO của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, các NHTM Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Các NHTM phải có chính sách phát triển phù hợp nhằm tận dụng các lợi thế, nắm bắt cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường quốc tế. Hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung cũng như phát triển dịch vụ TTQT nói riêng cần có những chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện thực tế. GP Bank Hà Nội là ngân hàng trẻ mới đã biết tận dụng những lợi thế nhằm thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ TTQT dành cho khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng khơng ngừng đa dạng hóa dịch vụ TTQT đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển chung, xác lập vị trí của ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam.
Chuyên đề đã phân tích được những vấn đề căn bản nhất về hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế dành cho các doanh nghiệp tại Ngân hàng dầu khí tồn cầu GP Bank Hà Nội theo hệ thống sau:
Phân tích được khái quát nhất về GP Bank Hà Nội, về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế dành cho các doanh nghiệp của Ngân hàng.
Phần thứ hai, chuyên đề đã nêu lên được thực trạng phát triển dịch vụ tại GP Bank Hà Nội và đánh giá sự phát triển đã đem lại những kết quả to lớn nào cho Ngân hàng, còn những hạn chế tồn tại nào cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế tồn tại đó.
Phần thứ ba, chuyên đề nêu lên đinh hướng phát triển dịch vụ TTQT tại GP Bank Hà Nội tới năm 2015 và đề xuất một số giải pháp cũng như kiến nghị với Nhà Nước, Ngân hàng nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho GP Bank Hà Nội phát triển dịch vụ TTQT cho doanh nghiệp sau quá trình gia nhập WTO của Việt Nam.
Chuyên đề mới chỉ xét dưới góc độ một sinh viên thực tập tại GP Bank Hà Nội chưa có tầm khái quát cũng như đi sâu chi tiết cụ thể trong từng dịch vụ TTQT. Vì tầm hiểu biết cịn hạn hẹp nên em kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ cơ để có thể nghiên cứu một cách toàn diện hơn.
Một lần nữa em chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS.TS NTH trong thời gian qua đã tận tình giúp đỡ em định hướng và hồn thiện bài viết và các anh, chị tại phòng quan hệ khách hàng của Ngân hàng dầu khí tồn cầu GP Bank Hà Nội đã nhiệt tình chỉ bảo và cung cấp tài liệu cho em hoàn thành chuyên đề.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Sách tham khảo
1. Giáo trình “Kinh doanh quốc tế 1”,PGS.TS. Nguyễn Thị Hường, NXB. ĐH KTQD, 2001
2. Giáo trình “Kinh doanh quốc tế 2”,PGS.TS.Nguyễn Thị Hường, NXB.LĐXH, 2003
3. Giáo trình Thanh tốn quốc tế, TS. Trần Hồng Ngân, Nxb Thống kê. 4. Giáo trình Thanh tốn quốc tế, TS. Nguyễn Minh Kiều, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thống kê, năm 2006.
5. Giáo trình Nghiệp vụ Thanh tốn quốc tế, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Lao động – xã hội, năm 2006.
Website
1.http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Thi-truong-360/Tai- chinh-360/Giai_phap_thuc_day_hoat_dong_thanh_toan/ bài viết “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán trong nền kinh tế ” ngày 21/8/2008
2.http://www.gbank.com.vn/Chitiettintuc/tabid/10507/ArticleID/87512/ tid/10421/language/vi-VN/Default.aspx bài viết “Năm tài chính 2007- GP Bank thắng lợi toàn” ngày 2/1/2008
3.http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?
Object=4&news_ID=8160741 bài viết “Lựa chọn phát triển sau khi gia nhập WTO và trong điều kiện quốc tế mới” Trương Công Hùng* - Nguyễn Thị Vy ngày 8/1/2009
4.http://taichinh.saga.vn/StockMarket/CompanyDetail.aspx?
CompanyID=672 bài viết “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Tồn cầu”
5. http://taichinh.saga.vn/view.aspx?id=12732 bài viết “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng sau 2 năm Việt Nam gia nhập WTO” ngày 20/12/2008
6.http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/03/08/4696/ bài viết “Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế ” ngày 8/3/2010
7.http://news.socbay.com/
hop_tac_quoc_te_trong_linh_vuc_ngan_hang_nam_2008_gop_phan_nang_ca o_vi_the_cua_viet_nam_tren_the_gio-602037479-50397184.html bài viết “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng năm 2008 góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới” ngày 29/12/2008
8.http://www.msb.com.vn/g-tin-tuc-su-kien/b-tai-chinh-ngan-hang/no- luc-binh-on-thi-truong-ngoai-hoi/ Ngày 8/6/2009.
9.http://www.vietnamplus.vn/Home/Thi-truong-ngoai-hoi-On-dinh-va- tich-cuc/20099/17668.vnplus ngày 18/9/2009
10.http://www.luatgiapham.com/phap-luat/luat-kinh-doanh/1201-nghi- dinh-so-1602006nd -cp-.html?start=9 Bài viết “Nghị định số 160/2006/NĐ- CP ngày 28/12/2006 - Chương V: Thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ gias hối đoái và quản lý xuất khẩu, nhập khẩu vàng”
11. http://ebank.vnexpress.net/GL/Ebank/Tin-tuc/2009/11/3BA16048/ Bài viết “Can thiệp mạnh vào thị trường ngoại tệ” ngày 25/11/2009.
Luận văn
1. “Phát trỉên dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại ngân hàng
TMCP quân đội trong điều kiện mới”. Sinh viên thực hiện Chử Ngọc Bích
k47 Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế. Giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Hường.
2. “Phát triển dịch vụ ngân hàng tại SGD Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO” Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Mai k46 Khoa Kinh tế và
Kinh doanh quốc tế. Giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Hường.
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
CHI NHÁNH THĂNG LONG NGÂN HÀNG DẦU KHÍ TỒN CẦU GP BANK HÀ NỘI
Chi nhánh Thăng Long- Ngân hàng dầu khí tồn cầu GP Bank Hà Nội xác nhận:
Họ và tên: Nguyễn Phương Anh
Lớp: Kinh doanh quốc tế
Khoa: Thương mại và Kinh doanh quốc tế
Khóa: 48
Trường: Đại học Kinh tế quốc dân
Đã đi thực tập tại phòng quan hệ khách hàng của chi nhánh Thăng Long. Trong q trình thực tập, có tn theo nội quy của chi nhánh, tìm kiếm và sử dụng số liệu của chi nhánh.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………….
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………….