QUỐC TẾ HOÀNG GIA
3.1.1 Tình hình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
3.1.1.1 Những nhận định chung về thị trường
Thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động được hơn 7 năm, có nhiều bước thăng trầm. Phát triển thị trường chứng khốn là một q trình lâu dài và khó khăn, nhất là đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển và thị trường đang ở dạng sơ khai như Việt Nam. Quan điểm chiến
lược phát triển thị trường chứng khốn Việt Nam là đi từ quy mơ nhỏ đến lớn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng thị trường hoạt động ổn định, an toàn hiệu quả, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư, và có thể linh hoạt thích ứng thực tế; đồng thời tăng cường vai trị quản lý của Nhà nước đối với thị trường.
Từ đầu năm 2006, hành lang pháp lý của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam được sửa đổi hợp lý và năng động hơn, người dân được tiếp cận với thông tin về chứng khoán nhiều hơn. Thị trường ngày một phát triển nóng, kéo theo hàng loạt các cơng ty đua nhau niêm yết trên thị trường. Thị trường còn nhiều vấn đề: thiếu minh bạch về khả năng thực tế của các công ty, mập mờ trong tổng vốn đầu tư thực tế và tổng giá trị tài sản vơ hình cũng như hữu hình; thơng tin thất thiệt về khả năng tài chính cũng như sản xuất có lợi cho cơng ty niêm yết và nguy hại cho nhà đầu tư; cách quản lý và điều hành của Nhà nước cũng như cách tìm hiểu, tham gia thị trường chứng khoán của nhà đầu tư chưa chuyên nghiệp...
Năm 2007 có thể coi là một năm thành cơng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các cơng ty có cổ phiếu niêm yết mới đều là những cơng ty có vốn lớn, có tình hình quản trị cơng ty tốt, thực sự có nhu cầu huy động vốn qua thị trường chứng khốn, và đã góp phần nâng cao chất lượng hàng háo giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Nhà đầu tư cũng đã trưởng thành hơn, ngày càng tỏ ra chun nghiệp, khơng cịn đầu tư theo tâm lý như những năm trước đây. Các cơng ty niêm yết đã có những nghiên cứu kỹ hơn về thị trường chứng khốn và các báo cáo tài chính của các cơng ty cũng bài bản và rõ ràng hơn. Trong số các thị trường chứng khoán mới nổi trên thế giới, thị trường chứng khốn Việt Nam được đánh giá là thị trường có tốc độ phát triển nóng; tăng trưởng và phát triển là những từ được nhắc đến nhiều khi nói đến thị trường chứng khốn Việt Nam.
Tuy nhiên, sau tăng trưởng nóng là những đợt tuột dốc hay đóng băng như một sự tất yếu. Năm 2008 được đánh giá sẽ là một năm đầy biến động của thị trường chứng khoán. Ngay từ đầu năm với những phiên giảm sàn liên tiếp làm hoang mang nhà đầu tư, chỉ số VN-Index liên tục phá đáy, nhiều người đã nghi ngại về tình hình thị trường, nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu dè dặt hơn. Trong tình hình đó, để đạt được mục tiêu là tổng giá trị vốn hoá thị trường năm 2008 chiếm 50% GDP, cần có nhiều biện pháp từ Uỷ ban chứng khốn Nhà nước để kích cầu thị trường và làm an lịng nhà đầu tư.
3.1.1.2 Những chỉ thị, chính sách của Chính phủ về thị trường chứng khoán
Năm 2008 sẽ là một năm thay đổi chóng mặt của thị trường chứng khốn Việt Nam với một loạt những biện pháp quản lý mới được áp dụng nhằm nâng cao tính minh bạch cho thị trường và an tồn cho nhà đầu tư. Dưới đây là 3 thay đổi cơ bản nhất:
Thứ nhất: Phương thức giao dịch mới hiện đại hơn sẽ được áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Trung tâm Giao dịch chứng khốn Hà Nội. Theo đó, Hose sẽ giao dịch khơng sàn và Hastc sẽ giao dịch từ xa. Phương thức giao dịch mới này khiến lệnh của các nhà đầu tư được thực hiện nhanh hơn, tránh được tình trạng thắt cổ chai, giảm sai sót khi nhập lệnh vào hệ thống và giảm tải cho Sở và Trung tâm giao dịch chứng khốn.
Thứ hai: Hastc sẽ chính thức quản lý giao dịch chứng khốn của cơng ty đại chúng chưa niêm yết. Thay vì được mua bán trơi nổi trên thị trường tự do như trước kia, những chứng khoán loại này sẽ được đăng ký tại Trung
tâm lưu ký để cấp mã chứng khốn, được một cơng ty chứng khốn làm thủ tục đăng ký thông tin giao dịch và được đưa vào một hệ thống tổng hợp giao dịch OTC của Hastc.
Thứ ba: Chi phí giao dịch cũng sẽ được nâng lên. Trong năm 2008, dự kiến các khoản phí do các Sở và Trung tâm giao dịch chứng khoán thu sẽ tăng thêm từ 50% đến 2.5 lần so với hiện nay. Ngồi ra, cịn có thêm nhiều loại phí mới như phí chấp thuận niêm yết cổ phiếu, phí cấp phép niêm yết bổ sung, phí thành viên giao dịch, phí sửa lỗi giao dịch, phí đăng ký lưu ký, phí thực hiện quyền... Điều này đồng nghĩa với việc các cơng ty chứng khốn sẽ phải nâng phí mơi giới, tư vấn và hạn chế việc cạnh tranh khơng lành mạnh bằng cách hạ phí hoặc tăng phí mà khơng đảm bảo chất lượng.
Ngồi ra, tuỳ tình hình thị trường mà UBCKNN sẽ có những biện pháp cụ thể, mà gần đây nhất là sự thay đổi biên độ giao dịch nhằm làm giảm đà trượt của thị trường, gây ra những phản ứng khác nhau trong nhà đầu tư, nhưng phần lớn là các động thái tích cực.
Có thể thấy tình hình thị trường phức tạp vừa là khó khăn, nhưng cũng vừa là thuận lợi cho sự phát triển của cơng ty chứng khốn. Vì nếu có một định hướng, chính sách phát triển tốt vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh, cơng ty có thể thu hút nhà đầu tư hơn. Khi thị trường biến động mạnh, khơng cịn tăng trưởng q nóng như trước, nhà đầu tư cũng thận trọng hơn, nghiên cứu sâu hơn, có kiến thức hơn thay vì việc đầu tư ồ ạt theo phong trào như trước kia, và kéo theo là nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ của công ty.