Đối với các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT của sàn giao dịch điện tử ecvn com (bộ công thương) (Trang 34 - 36)

Bảng 8 : Đánh giá về cơ sở vật chất, CNTT, nhân lực

4.3 CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ MƠ HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ

4.3.1.1 Đối với các cơ quan nhà nước

 Đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật về thương mại điện tử

Cho đến hết năm 2008, các nghị định hướng dẫn luật giao dịch điện tử và phần lớn các nghị định hướng dẫn luật công nghệ thông tin đã được ban hành. Các bộ ngành hữu quan cũng đã ban hành nhiêu Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết các nghị định này như Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định số 09/2008/TT-BCT ngày 21

về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử…Tuy nhiên, thương mại điện tử là lĩnh vực cịn mới mẻ dựa trên nền tảng cơng nghệ tiên tiến, để các văn bản quy phạm pháp luật nói trên thực sự đi vào cuộc sống, tạo môi trường quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho các mơ hình kinh doanh TMĐT B2B, các cơ quan nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành. Đồng thời với các văn bản pháp luật về thương mại điện tử nói chung, Các bộ ngành hữu quan nên ban hành nhiều hơn các văn bản pháp luật về sàn giao dịch điện tử B2B và các mơ hình kinh doanh TMĐT B2B, tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho các hoạt động giao dịch trên sàn diễn ra thuận lợi. Từ đó là cơ sở để thu hút các thành viên tham gia sàn giao dịch điện tử B2B và ECVN nói riêng.  Tăng cường hỗ trợ cơ sở hạ tầng và CNTT cho sàn ECVN

Ban đầu ECVN được thành lập và hoạt động hoàn toàn là dựa vào ngân sách nhà nước, hệ thống cơ sở hạ tầng, CNTT đã được đầu tư khá lớn. Tuy nhiên, cần đồng thời tăng cường đầu tư cho phần cứng như máy tính, hạ tầng mạng,… với đầu tư cho các phần mềm ứng dụng. Việc đầu tư này cần triển khai theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của ECVN và các dịch vụ hỗ trợ của sàn.

 Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đạo tạo chính quy thương mại điện tử

Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến về tâm quan trọng của vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân đến các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân. Đặc biệt, cần sớm triển khai hoạt động cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín. Việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn tích cực về thương mại điện tử và các sàn giao dịch điện tử, nâng cao được hiểu biết về các lợi ích khi tham gia thương mại điện tử nói chung và sàn giao dịch điện tử nói riêng đối với các doanh nghiệp, nâng cao được mức độ sẵn sàng tham gia làm thành viên của sàn.

Theo khảo sát của Bộ Công Thương, trong các năm gần đây, các tổ chức đào tạo đã chú trọng hoạt động đào tạo chính quy về thương mại điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động đào tạo hiện đang trong giai đoạn phát triển tự phát, chưa có sự quan tâm thỏa đáng của các cơ quan nhà nước liên quan. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương trong việc dự báo nguồn nhân lực cũng như đánh giá lại chất lượng đào tạo hiện nay để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo thương mại điện tử đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao. Việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ chun mơn về thương mại điện tử sẽ là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của ECVN.

 Tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử

Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã chủ động từng bước tham gia vào các hoạt động hợp tác về thương mại điện tử trong các diễn đàn đa phương như APEC, UNCITRAL, UN/CEFACT,…và song phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,…

Trong giai đoạn 2009-2010 Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức hợp tác quốc tế đa phương, trong đó tập trung vào APEC, UNCITRAL, WTO để có thể hỗ trợ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử mà Việt Nam tham gia. Trong năm 2009, chủ động tham gia sâu vào Chương trình bảo vệ dữ liệu các nhân trong thương mại điện tử của APEC, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận dần với thương mại điện tử quốc tế. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội trong việc tham gia hoạt động của tổ chức quốc tế về thương mại điện tử như Liên minh các tổ chức cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín Châu Á- Thái Bình Dương, Liên minh thương mại điện tử Châu Á- Thái Bình Dương…Tất cả sẽ góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trong hoạt động thương mại điện tử, từ đó nâng cao uy tín của ECVN, giúp cho ECVN khẳng định được vị trí của mình trên thương trường quốc tế. Việc tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử sẽ giúp cho ECVN mở ra nhiều cơ hội giao thương, cơ hội kinh doanh với thị trường nước ngoài sẽ tăng lên giúp cho việc phát triển dịch vụ hỗ trợ các DN trong nước được nâng cao, nâng cao được số lượng thành viên nước ngoài tham gia sàn,…

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT của sàn giao dịch điện tử ecvn com (bộ công thương) (Trang 34 - 36)