Hình 3 .15 Cấu trúc cụm trung tâm
1.6 Kết luận chương 1
Dựa trên kết quả nghiên cứu tổng quan trong chương 1, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
1. Định vị nguồn âm thanh là một bài tốn có lịch sử lâu dài, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng từ quân sự tới dân sự. Nhiều phương pháp định vị nguồn âm khác nhau đã được nghiên cứu, phát triển, trong đó phương pháp sử dụng sai lệch thời gian đến TDOA là một giải pháp hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi.
2. Mơ hình định vị nguồn âm bao gồm 3 bước chính: phát hiện sự kiện âm thanh, ước lượng khác biệt thời gian đến giữa các cặp cảm biến, và tính tốn vị trí nguồn âm. Mỗi một bước đều có ảnh hưởng tới chất lượng định vị nguồn âm.
3. Các nghiên cứu hiện nay về định vị nguồn âm TDOA tập trung vào việc ước lượng khác biệt thời gian đến và tính tốn vị trí nguồn âm hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng định vị. Tuy vậy, có thể nhận thấy đối với các ứng dụng ngồi trời, có khoảng cách định vị xa khơng có nhiều cơng bố.
âm sử dụng nguyên lý TDOA với môi trường định vị ngoài trời, âm thanh cần định vị được xác định trước, cự ly định vị xa được đặt ra. Đây là vấn đề có tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Với bài toán đã được đưa ra, nhằm nâng cao chất lượng định vị nguồn âm, các hướng nghiên cứu được luận án tập trung giải quyết bao gồm:
1. Nâng cao xác suất phát hiện sự kiện âm thanh.
2. Nâng cao độ chính xác ước lượng khác biệt thời gian đến giữa các cặp cảm biến. 3. Nghiên cứu giải pháp giải phương trình định vị nguồn âm trong đó có tính tới ảnh
Chương 2
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HIỆN SỰ KIỆN ÂM THANH VÀ NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC
ƯỚC LƯỢNG KHÁC BIỆT THỜI GIAN ĐẾN
Chương 2 của luận án trình bày các giải pháp nghiên cứu nhằm nâng cao xác suất phát hiện sự kiện âm thanh và nâng cao độ chính xác ước lượng khác biệt thời gian đến qua đó nâng cao chất lượng định vị nguồn âm. Các kết quả nghiên cứu được mô phỏng trên Matlab cũng như trên dữ liệu thu được bằng mơ hình thực nghiệm.