CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
4.2 NHÓM CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN
Bên cạnh các nhân tố khách quan tác động đến sự phát triển của sản phẩm tín dụng tiêu dùng tại ACB Cần Thơ, trên thực tế, nhóm các nhân tố thuộc về nội tại
cạnh tranh của ngân hàng này. Chúng bao gồm: Năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng; Quy mơ vốn và tình hình tài chính của ngân hàng; Cơng nghệ cung ứng dịch vụ ngân hàng; Chất lượng nhân viên ngân hàng; Cấu trúc tổ chức; Danh tiếng và uy tín của ngân hàng.
- Qua khảo sát 40 khách hàng hiện đang giao dịch tại ACB Cần Thơ, khi hỏi về các nhân tố quan trọng khi quyết định vay tiêu dùng tại một ngân hàng nào đó, với các sự lựa chọn như sau (khách hàng có quyền lựa chọn nhiều đáp án)
+ Uy tín của ngân hàng + Lãi suất vay
+ Chương trình khuyến mãi của ngân hàng + Đã vay nhiều lần ở ngân hàng này
+ Phong cách phục vụ của nhân viên + Cơ sở vật chất của ngân hàng
+ Thủ tục vay đơn giản tiết kiệm thời gian + Nguyên nhân khác
Kết quả thu thập được như sau:
- 21% khách hàng được phỏng vấn đều cho rằng lãi suất vay là nhân tố quan trọng nhất để quyết định có nên vay tiêu dùng tại ngân hàng đó hay khơng. Điều này cũng hợp lý và dễ giải thích, tất cả các khách hàng đi vay đều mong muốn mức lãi suất cho vay là thấp nhất có thể, phù hợp với khả năng chi trả nợ gốc và lãi vay của họ. Vã lại vay tiêu dùng không phải như vay phục vụ cho sản xuất kinh doanh, nếu sản xuất kinh doanh đòi hỏi nguồn vốn phải được bổ sung định kỳ, khơng có khơng được, thì tiêu dùng khơng có tính bắt buộc chẳng hạn như nhu cầu mua xe, sữa chữa nhà, mua vật dụng gia đình… Vì thế khách hàng có thể đợi đến một mức lãi suất phù hợp sẽ quyết định vay.
- 15% khách hàng cho rằng quyết định vay hay khơng sẽ phụ thuộc vào uy tín của ngân hàng định vay. Đây được xem là một yếu tố tâm lý, hầu hết khách hàng sẽ chọn các ngân hàng hoạt động lâu năm, quen thuộc với nhiều người như ACB, Vietcombank, Eximbank… để giao dịch. Hầu hết đây là các ngân hàng lớn, hoạt động kinh doanh hiệu quả, cơ sở vật chất vững vàng, công khai, minh bạch. Họ đặt niềm tin vào ngân hàng này vì thế khi vay thì họ sẽ cảm thấy an toàn hơn. Cũng với 15% khách hàng cho rằng ngân hàng mình đã từng giao dich nhiều lần
trước đây cũng là một lựa chọn an toàn. Bởi khách hàng đã từng giao dịch thì sẽ hiểu cách thức hoạt động, thủ tục, lãi vay, cách thức trả nợ… của ngân hàng và có thể thương lượng được khi có sự cố xảy ra.
- Các nhân tố phong cách phục vụ, thủ tục vay được 14% khách hàng lựa chọn, các chính sách khuyến mãi của ngân hàng (13%), cơ sở vật chất của ngân hàng (7%), các nhân tố khác (1%).
Hình 14: Các nhân tố tác động đến quyết định vay của khách hàng
Phong cách phục vụ 14% Đã vay nhiều lần 15% Cơ sở vật chất 7% Thủ tục vay 14% Khuyến mãi 13% Lãi suất 21% Uy tín 15% Khác 1%
Bên cạnh đó, đặc điểm của sản phẩm tín dụng tiêu dùng và đặc điểm của khách hàng sử dụng sản phẩm này cũng là nhân tố thuộc về nột tại ngân hàng chi phối. Về đặc điểm của sản phẩm: Tín dụng tiêu dùng là hình thức ngân hàng cung cấp vốn (tiền) cho khách hàng sử dụng vào các mục đích tiêu dùng nhất đinh. Như chúng ta đã biết tiền là loại sản phẩm có tính xã hội và tính nhạy cảm cao, chỉ một biến động nhỏ (thay đổi lãi suất) cũng có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng và hoạt động của tồn xã hội nói chung. Điển hình như sự biến động lãi suất vào cuối năm 2007 đã làm giảm một lượng lớn khách hàng đến vay tại ACB Cần Thơ.
Về đặc điểm của khách hàng: Khách hàng của NHTM không phải là khách hàng luôn “trung thành” mà rất dễ bị lôi kéo và thay đổi quan hệ giao dịch. Mức độ trung thành của khách hàng phụ thuộc vào sự đối xử của NHTM với họ, mà cao nhất là lợi ích trực tiếp thu được từ quan hệ giao dịch với ngân hàng. Khách
hàng có thể ngay lập tức thay đổi quan hệ với ngân hàng để tìm mối lợi lớn hơn nếu họ biết rằng mức lãi mà họ phải trả thấp hơn so với ngân hàng họ đang giao dịch. Hiểu được đặc điểm này Á Châu đã rất thành công khi thu hút được một lượng lớn khách hàng đang giao dịch với các ngân àng khi đưa ra mức lãi suất và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Như vậy, sự phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng của ngân hàng cũng được nhân lên do đặc điểm KH rất dễ thay đổi quan hệ với ngân hàng.
Các đặc điểm nêu trên được coi là các nhân tố về phía ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ, giải quyết tốt các vấn đề trên góp phần tạo sức mạnh nội lực cho ngân hàng.
Nếu một ngân hàng có thể phát huy tối đa sức mạnh của các yếu tố trên, kết hợp với việc nắm bắt thông tin về các đối thủ mới gia nhập, thận trọng với các đối thủ hiện tại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao thì khơng chỉ riêng tín dụng tiêu dùng mà tất cả các sản phẩm dịch vụ của ACB Cần Thơ chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ và các đối thủ cạnh tranh khơng cịn đáng ngại nữa.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
Qua phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến chất lượng và sự phát triển của sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ACB Cần Thơ ta thấy rằng sản phẩm này hiện nay được xem là một khoản mục mang lại lợi nhuận tương đối lớn cho
ngân hàng, tuy nhiên kết quả phân tích cũng cho thấy sản phẩm này hiện cịn một số tồn tại như sau:
- Rủi ro đối với khoản tín dụng tiêu dùng cịn cao, đặc biệt là khoản cho vay tiêu dùng tín chấp. Do khơng có tài sản đảm bảo nên nguy cơ không thu hồi được nợ gốc và lãi đúng hạn là rất lớn. Bên cạnh đó, việc đánh giá các khoản vay này quả thật khơng đơn giản nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, chúng ta không thể bị động hay đưa ra các quy định cho vay quá khắt khe đối với khách hàng. Mặc dù cho vay tiêu dùng thế chấp có tài sản đảm bảo, song chúng ta cũng không được quá chủ quan, lơ là ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để theo dõi biến động của khoản vay này, tình hình thu nợ nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro của khoản vay này.
- Bên cạnh đó vay tiêu dùng hiện nay vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu các khoản vay của ACB, ngân hàng cần có những biện pháp để phát triển và gia tăng thị phần của khoản vay đầy triển vọng này.
Trên cơ sở những tồn tại của sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ACB Cần Thơ, tơi đã tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro tín dụng tiêu dùng và tìm cách phát triển sản phẩm tiêu này, gia tăng thị phần của sản phẩm trong tương lai trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng và thị trường tín dụng cả nước nói chung. Một số biện pháp được đưa ra ở đây là: Nâng cao vai trò của hệ thống tính điểm tín dụng tiêu dùng; Kiểm tra quá trình vay vốn sử dụng vốn và quản lý giám sát tín dụng; Tăng cường các chế độ bảo hiểm các khoản vay tiêu dùng tín chấp và một số giải pháp để phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng trong tương lai.