Nhìn chung, tình hình hoạt động của Ngân hàng trong ba năm gần đây, từ 2005 đến 2007, khá tốt, tăng lên cả về tổng thu nhập cũng như lợi nhuận trước thuế. Cứ theo
tỉnh vay vốn để tăng cường sản xuất, kinh doanh cũng như người dân vay vốn để mua, xây dựng, sửa chữa nhà và tiêu dùng.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH HÀNG TRONG ĐẦU TƯ VỐN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG
4.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
Trên cơ sở kết quả đạt được trong năm 2007, theo định hướng của Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Chi nhánh MHB An Giang sẽ có những biện pháp cụ thể hơn để khắc phục những tồn tại, tập trung phấn đấu thực hiện các mục tiêu, kế hoạch năm 2008.
4.1.1. Mục tiêu phấn đấu
Tập trung công tác huy động vốn, vận dụng công cụ lãi suất và thực hiện các chính sách khuyến mãi phù hợp, tiết kiệm nhưng hiệu quả để thu hút khách hàng mới. Tăng trưởng tín dụng ổn định, chất lượng được đặt lên hàng đầu, phân tán tối đa rủi ro. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, cơ cấu cụ thể danh mục đầu tư, sử dụng vốn an toàn và hiệu quả. Mở rộng mạng lưới Phịng Giao dịch, tăng cường cơng tác quản lý cán bộ, thực hiện tốt chính sách lương thưởng phù hợp để giữ cán bộ.
4.1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu
- Nguồn vốn huy động tại chỗ: 320 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ: 1.300 tỷ đồng, mức răng trưởng: 7,39%. - Nợ xấu (nhóm 3-5): < 2%/tổng dư nợ.
- Lợi nhuận: 38 tỷ đồng.
4.1.3. Phương hướng
- Tổ chức tập huấn và trao đổi nghiệp vụ để nâng cao trình độ chun mơn khuyến khích cán bộ tự học để khơng bị tụt hậu trong thời kỳ kinh tế hội nhập. Nắm bắt thị trường và cải tiến phong cách phục vụ, chăm sóc khách hàng tận tình và chu đáo, giải quyết nghiệp vụ nhanh chóng và khoa học nhưng đúng quy trình và có chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống để thu hút khách hàng.
- Tiếp tục tập trung cho cơng tác huy động vốn, triển khai các hình thức khuyến mãi phù hợp và linh hoạt với tình hình thực tế trên địa bàn để thu hút khách hàng mới và
- Tiếp thị, quảng cáo phát triển thẻ ATM của MHB rộng rãi trên địa bàn tỉnh An Giang; giới thiệu, quảng cáo mạnh hơn nữa các sản phẩm tín dụng mới như: cho vay hạn mức, cho vay mua/ xây dựng, sửa chữa nhà,… với thời hạn đến 15 năm và các sản phẩm tín dụng khác để thu hút khách hàng.
- Thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của MHB theo quyết định số 59/2007/QĐ-NHN-HĐQT ngày 03/12/2007. Triển khai ngay mơ hình quản lý tín dụng tại Chi nhánh theo Công văn số 1821/NHN-TD ngày 28/12/2007 về việc chỉnh sửa mơ hình bộ máy quản lý tín dụng tại Chi nhánh, Phòng giao dịch theo hướng thành lập thêm phòng quản lý rủi ro và Phòng hỗ trợ kinh doanh.
- Định hướng cơ cấu và danh mục đầu tư, danh mục về tài sản thế chấp hạn chế và kiểm tra kỹ đối tượng vay vốn cảnh báo rủi ro từ Trung Ương như: chăn ni cá, các khoản vay có tài sản đảm bảo là động sản, máy móc thiết bị.
- Tập trung vào cơng tác phịng ngừa rủi ro trong cho vay cần thẩm định kỹ dự án phương án, các chỉ tiêu tài chính, mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay của khách hàng, phân tích chặt chẽ các nguồn thơng tin và khả năng trả nợ, không quá chú trọng đến tài sản mà thẩm định qua loa các yếu tố khác để phải xử lý tài sản rất chậm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của Chi nhánh.
- Đối với các khoản quá hạn, nợ xấu cần phân tích rõ ngun nhân tình hình thực tế từng khoản vay có biện pháp xử lý thích hợp cho từng trường hợp cụ thể. Khởi kiện, bán đấu giá, tìm người mua tài sản,…kể cả việc sử dụng dự phòng để xử lý và xem xét đến các trường hợp được miễn giảm.
- Quán triệt và chỉ đạo bộ phận tín dụng cần thực hiện nhiều biện pháp để sử dụng tốt nguồn vốn AFD, RDF sao cho hiệu quả, nhằm sử dụng triệt để nguồn vốn lãi suất thấp; thường xuyên theo dõi chi phí vốn để linh hoạt lãi suất cho vay, tăng trưởng tín dụng và đảm bảo lợi nhuận cho đơn vị theo kế hoạch đề ra.
- Thực hiện chủ trương tiết kiệm, giảm tối đa các khoản chi phí chưa cần thiết, sử dụng có hiệu quả đồng vốn để nâng cao kết quả nhằm đạt được kế hoạch lợi nhuận đề ra. Tiếp tục quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, hạch tốn kịp thời, chính xác, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm.
- Tổ chức kiểm tra đơn đốc các Phịng Giao dịch thực hiện tốt các quy trình, quy định đã được ban hành, tăng cường công tác kiểm tra sau khi cho vay để sớm phát hiện những sai sót, hạn chế thấp nhất rủi ro.
- Chuẩn bị mọi thủ tục và nhân sự kể cả trụ sở như: nâng cấp Phòng Giao dịch Châu Đốc thành Chi nhánh cấp I; Phòng Giao dịch Thoại Sơn nhanh chóng đưa vào hoạt động trong quý I năm 2008. Tuyển dụng thêm lao động phục vụ cơng tác, trong đó chú trọng cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng, kế toán là chủ yếu.
- Đẩy mạnh các hoạt động đoàn thể, tổ chức và tham gia các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí tạo mối đồn kết trong nội bộ, tranh thủ các khoản chi lương thưởng từ Trung Ương để gắn bó cán bộ viên chức với đơn vị.
4.2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH4.2.1. Mơi trường bên ngồi 4.2.1. Mơi trường bên ngồi
4.2.1.1. Môi trường kinh tế
- Chính phủ đánh giá năm 2007 dù gặp nhiều khó khăn như giá cả biến động, thiên tai xảy ra thường xuyên... nền kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng 8,44%. Tỷ trọng xuất khẩu đạt hơn 48 tỷ USD, thu hút nước ngoài đạt kỷ lục trên 20 tỷ USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19% xuống 14,87% và 1,68 triệu lao động được giải quyết việc làm... Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng thành tựu đạt được là quan trọng nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng của đất nước. Theo Thủ tướng, những tồn tại năm 2007 chưa được khắc phục là việc giải ngân các cơng trình xây dựng cơ bản chậm, kiểm sốt giá cả chưa tốt, cải cách hành chính chậm, cơng tác dự báo thị trường cịn yếu kém.
- Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã khẳng định sự công nhận của cộng đồng Quốc tế đối với những nỗ lực và thành tự đổi mới, hội nhập kinh tế Quốc tế của nước ta. Bên cạnh đó, sự kiện tổ chức thành công hội nghị APEC đã góp phần mở rộng quan hệ và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Sau giai đoạn các Ngân hàng đua nhau tăng lãi suất để mức trần lãi suất lên đến 12%/năm, ngày 02 tháng 04, theo thoả thuận các thành viên Hiệp hội Ngân hàng sẽ phải đồng loạt thực hiện việc thay đổi quyết định lãi suất để áp dụng mức lãi suất huy động
10,5%/năm và kỳ hạn từ trên 6 tháng có lãi suất lãi suất 11%/năm. Các kỳ hạn cụ thể của hai khung này sẽ do từng Ngân hàng quy định. Theo đó các Ngân hàng cũng sẽ tính tốn để quyết định lãi suất cho vay. Riêng lãi suất huy động bằng ngoại tệ được khống chế tối đa ở mức 6%/năm.
- Tỷ giá VND/USD tiếp tục giảm mạnh từ sau tết đến tháng ba. Đến ngày 16/03/2008 tỷ giá bán ra của các NHTM giảm xuống còn 15.861 VND/USD, giảm mạnh so với mức 15.959 VND/USD thời điểm cách đây 1 tháng; tỷ giá bán USD bằng tỷ giá mua của NHTM. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng xuống dưới mức 15.880 VND/USD. Và cho đến những ngày đầu tháng tư này thì tỷ giá VND/USD đã tăng trở lại, theo tỷ giá được niêm yết trên website của Ngân hàng Nhà nước ngày 07/04/2008 thì tỷ giá mua của USD đã tăng lên 16.118 VND và tỷ giá bán là 16.120 VND.
- An Giang là một trong mười tỉnh dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – CPI 2007 (Chỉ số PCI là kết quả đánh giá và xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế các tỉnh dựa trên mức độ thân thiện của môi trường kinh doanh cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 08/11/2007 cùng với các tỉnh: Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Bình Định, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp và TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, các khu cơng nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh An Giang đang được tiếp tục đầu tư xây dựng như: Khu Công nghiệp Bình Hịa (huyện Châu Thành), Khu Cơng nghiệp Bình Long (huyện Châu Phú), Khu Công nghiệp Vàm Cống (Thành phố Long Xuyên); Cụm Công nghiệp ở các khu kinh tế cửa khẩu như: Tịnh Biên, Tân Châu, Khánh Bình và các khu Cơng nghiệp do huyện, thị, thành phố quản lý như: Mỹ Q, Phú Hịa, Tân Trung, An Phú, Hịa Bình Thạnh, Nhơn Mỹ, Bình Mỹ, Bình Thủy…
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 của tỉnh An Giang đạt 13,73%, trong đó khu vực nơng lâm thuỷ sản tăng 9,36%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 15,55% và khu vực thương mại - dịch vụ tăng 15,80%.
Cơ cấu kinh tế:
● Khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 12,14% ● Khu vực dịch vụ chiếm 52,39%
GDP bình quân đầu người đạt 11,875 triệu đồng (742 USD), sản lượng lúa trên 3 triệu tấn, sản lượng cá nuôi khoảng 258.000 tấn, thu ngân sách trên 2.100 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 540 triệu USD với hai mặt hàng chính là gạo xuất khẩu trên 489 ngàn tấn, trị giá 143,6 triệu USD; thủy sản đông lạnh 125 ngàn tấn, trị giá 335 triệu USD; 9.506 tấn rau quả đông lạnh, trị giá 7,8 triệu USD. Nhập khẩu 53 triệu USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Việt Nam và Campuchia qua các cửa khẩu của tỉnh An Giang trên 730 triệu USD, trong đó xuất khẩu trên 700 triệu USD. 4.2.1.2. Mơi trường chính trị, pháp luật
a. Mơi trường chính trị
Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nước ta được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực. Chính trị ổn định sẽ là nền tảng cơ bản thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển trong đó có ngành Ngân hàng vốn rất nhạy cảm với yếu tố chính trị.
b. Mơi trường pháp luật
- Các NHTM hoạt động theo luật các Tổ Chức Tín Dụng (TCTD) ban hành vào ngày 16/06/2004 và luật Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) ban hành vào ngày 17/06/2003. Đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để cho các Ngân hàng hoạt động và phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
- Bên cạnh đó, các NHTM hoạt động chịu sự chỉ đạo của NHNN. Do vậy, những chính sách mà NHNN có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Cụ thể, trong năm qua NHNN đã ban hành một số chính sách sau:
+ Để đảm bảo cho các TCTD có đủ năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về danh mục mức vốn pháp định của các TCTD trong đó đã nâng mức vốn pháp định mà các TCTD phải đáp ứng đến năm 2008 và 2010.
phát. Hình thức phát hành là bắt buộc phải mua đối với các TCTD theo mức phân bổ cụ thể.
Theo đó có tới 41 TCTD đơ thị phải mua loại tín phiếu nói trên, nhưng lại khơng được sử dụng để giao dịch tái cấp vốn. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn, Quỹ tín dụng nhân dân và các TCTD có số vốn huy động VND đến 31/1/2008 từ 1.000 tỷ đồng trở xuống khơng phải mua tín phiếu NHNN đợt này. Thời điểm phát hành là ngày 17/3/2008.
+ Kể từ ngày 1/2/2008 các TCTD phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới, theo hướng mở rộng phạm vi tiền gửi phải nộp dự trữ bắt buộc và tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với mức trước đó.
Theo đó Thống đốc NHNN quyết định mở rộng thêm phạm vi phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi trên 24 tháng, thay vì chỉ có tới 24 tháng như trước đây. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi VND không kỳ hạn đến dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng từ 4% lên 5%; tiền gửi ngoại tệ khơng kỳ hạn đến có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng từ 4% lên 5%. Như vậy từ tháng 2-2008, các NHTM phải bỏ ra thêm ít nhất là gần 10.000 tỷ đồng để nộp dự trữ bắt buộc cho NHNN.
+ Thống đốc NHNN quyết định tăng một số loại lãi suất chủ đạo, thực hiện từ tháng 2/2008. Theo đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm. Các mức lãi suất trước đó được thực hiện từ tháng 12 năm 2005, tức là ổn định trong hơn 2 năm đến nay mới điều chỉnh tăng trước áp lực gia tăng lạm phát. Đồng thời các mức lãi suất đó thực tế ít tác động đến lãi suất của các NHTM, nhưng về điều hành NHNN phát đi tín hiệu tăng lãi trên thị trường tiền tệ, tạo áp lực về tâm lý tăng lãi suất trên thị trường.
- Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Luật thanh toán, luật giao dịch điện tử cũng sẽ sớm được thông qua. Đây sẽ là những cơ sở quan trọng thúc đẩy các hoạt động giao dịch thanh toán của các TCTD ngày
càng thuận lợi hơn cũng như gia tăng các sản phẩm Ngân hàng điện tử để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Việc Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ” sẽ tạo điều kiện xây dựng TCTD vững mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Ngoài ra, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật giám sát hoạt động Ngân hàng, Lụât NHNN mới và Luật Các TCTD mới sắp được thông qua sẽ:
+ Hình thành đồng bộ khn khổ pháp lý, áp dụng đày đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ – dịch vụ Ngân hàng.
+ Tạo lập môi trường pháp lý minh bạch và công bằng trong lĩnh vực tiền tệ Ngân hàng nhằm thúc đảy cạnh tranh và bảo đảm an tồn hệ thống.
Tóm lại, khung pháp lý cho hoạt động Ngân hàng ngày càng hoàn thiện sẽ là cơ sở vững chắc cho Ngân hàng phát triển trong tương lai.
4.2.1.3. Mơi trường văn hóa - xã hội - địa lý – dân số
- Địa lý - hành chính: An Giang nằm phía Bắc - Tây Bắc Nam Bộ, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 96 km. An Giang có diện tích tự nhiên