Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á The Association of South East

Một phần của tài liệu Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho việt nam trong quá trình tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế (Trang 28 - 40)

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC

1. Xu hướng mở rộng liên kết khu vực:

1.2. Sự mở rộng và phát triển của một số LKKTQT điển hình

1.2.2 Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á The Association of South East

Asian Nation - ASEAN

1.2.2.1 Giới thiệu về ASEAN

ASEAN được thành lập ngày 08/08/1967. Tính đến nay khu vực này đã bao gồm 10 nước với tổng diện tích 4,43 triệu km2 và dân số gần 592 triệu người.

a) Mục tiêu

Tuyên bố ngày 08/08/1967 nêu 2 mục tiêu:

- Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hố trong khu vực thơng qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng các nước Đơng Nam Á hồ bình và thịnh vượng.

- Thúc đẩy hồ bình và ổn định khu vực bằng việc cam kết tôn trọng công lý và pháp quyền trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương LHQ.

Năm 1995, các nguyên thủ quốc gia và Chính phủ của ASEAN khẳng định lại: “Hồ bình hợp tác và thịnh vượng chung là những mục tiêu cơ bản của ASEAN”.

b) Các nguyên tắc chính

Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN nhấn mạnh yêu cầu luôn luôn tuân thủ 6 nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đơng Nam Á, cịn gọi là Hiệp ước Bali hay TAC (Treaty of Amity and Coopearation), ký tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ I tại Bali ngày 24-2-1976 là:

- Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, tồn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc.

- Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình mà khơng có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngồi.

- Khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau.

- Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hồ bình. - Lên án việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực.

- Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.

c) Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của ASEAN *) Cơ cấu tổ chức

Cơ quan có quyền ra quyết định cao nhất của ASEAN là Hội nghị cấp cao các Nguyên thủ Nhà nước và Chính phủ, họp mỗi năm 1 lần. Tiếp theo là Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hàng năm và hội nghị Bộ trưởng về từng lĩnh vực riêng lẻ (nông nghiệp và lâm nghiệp, kinh tế, năng lượng, mơi trường, tài chính, tin học…), Hội đồng Đầu tư ASEAN (AIA), Hội đồng khu vực thương mại tự do AFTA. Tiếp đó là 29 uỷ ban và 122 nhóm làm việc giúp việc cho các hội nghị bộ trưởng.

Tổng Thư ký ASEAN được bầu theo năng lực và trao hàm Bộ trưởng. Tổng Thư ký ASEAN có nhiệm kỳ 5 năm, có quyền đề xuất, tư vấn, phối hợp và thực hiện các hoạt động của ASEAN. Bộ máy của Ban Thư ký được tuyển chọn công khai và dựa trên sự cạnh tranh trong tồn khối.

ASEAN cịn thành lập những tổ chức hợp tác liên chính phủ như: Hệ thống đại học ASEAN, Trung tâm Quản trị ASEAN-EC, Trung tâm Năng lượng ASEAN, Trung tâm Kế hoạch hoá và Phát triển nông nghiệp ASEAN, Trung tâm thông tin Động đất ASEAN, Trung tâm Huấn luyện và Nghiên cứu Gia cầm ASEAN, Trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh thái ASEAN, Trung tâm Phát triển Thanh niên nơng thơn ASEAN, v.v….

Bên cạnh đó, cịn có các tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực như: Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN, Diễn đàn Doanh nghiệp

ASEAN, Liên đoàn Du lịch ASEAN, Hội đồng Dầu mỏ ASEAN, Liên đoàn Cảng ASEAN, Học viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế ASEAN, Câu lạc bộ Dầu thực vật ASEAN, cùng với 53 tổ chức phi chính phủ (NGOs) có quan hệ chính thức với ASEAN.

Để yểm trợ hoạt động đối ngoại của ASEAN, có các Uỷ ban gồm trưởng các phái đoàn ngoại giao tại các thủ đô: Brussels, London, Paris, Washington D.C., Tokyo, Canberra, Ottawa, Wellington, Geneva, Seoul, New Delhi, New York, Beijing, Moscow và Islamabad.

*) Cơ chế hoạt động :

ASEAN hoạt động theo cơ chế sau đây:

- Nguyên tắc đồng thuận: theo đó các quyết định về các vấn đề quan trọng chỉ được coi là của ASEAN khi khơng có nước thành viên nào bác bỏ. Ngun tắc này địi hỏi q trình đàm phán lâu dài, nhưng đảm bảo được lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là nguyên tắc được áp dụng ở mọi cấp và mọi vấn đề của ASEAN.

- Nguyên tắc bình đẳng: thể hiện trên hai mặt. Thứ nhất là, các nước

ASEAN, bất kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi; thứ hai là, hoạt động của tổ

chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, các chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cho các cuộc họp được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần a, b, c của tiếng Anh.

- Các nguyên tắc bất thành văn: trong quan hệ giữa các nước ASEAN cũng đã dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, khơng đối đầu, thân thiện, khơng tun truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữ gìn đồn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội…

d) Các hình thức và nội dung hợp tác chính trị của ASEAN

Hợp tác chính trị của ASEAN dựa trên các thỏa ước sau đây:

- Tuyên bố Thành lập ASEAN tại Bangkok ngày 8-8-1967;

- Tun bố về Khu vực Hịa bình, Tự do và Trung lập tại Kuala Lumpur ngày 27-11-1971;

- Tuyên bố về Thỏa ước ASEAN tại Bali ngày 24-2-1976;

- Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á tại Bali ngày 24-2-1976; - Tuyên bố ASEAN về Biển Đông tại Manila ngày 22-7-1992;

- Hiệp ước về Vùng Phi hạt nhân Đông Nam Á tại Bangkok ngày 15-12- 1997;

- Tầm nhìn ASEAN 2020 tại Kuala Lumpur ngày 15-12-1997; - Kế hoạch Hành động Hà Nội năm 1998;

- Tuyên bố ASEAN 2001 về Hành động chung chống chủ nghĩa khủng bố; - Tuyên bố báo chí về Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ VII của ASEAN tại Singapore ngày 5-11-2001.

1.2.2.2 Hợp tác thương mại của khối ASEAN

Hợp tác kinh tế ASEAN được bắt đầu từ những năm 1970. Một số chương trình hợp tác về thương mại và cơng nghiệp quan trọng như Thỏa thuận thương mại ưu đãi( PTA), Dự án công nghiệp ASEAN( AIP), Chương trình bổ trợ cơng nghiệp ASEAN( AIC), Chương trình liên doanh cơng nghiệp ASEAN( AIJV) đã được ký kết và đưa vào thực hiện trong những năm 1970-1980. Tuy nhiên, kết quả của các chương trình hợp tác này rất hạn chế.

Năm 1992, các nước ASEAN ký Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung( Common Effective Prefered’;intial Tariff Scheme – CEPT) quy định việc xây dựng Khu vực Thương mại Tự do ASEAN( AFTA).

Bên cạnh mục tiêu tự do hóa thương mại hàng hóa, các nước ASEAN cịn có các chương trình hợp tác kinh tế khác. Đáng chú ý là:

- Hiệp định Khung về Đầu tư ASEAN( AIA) nhằm biến ASEAN thành khu vực có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nội dung cơ bản của Hiệp định này là các nước ASEAN mở cửa các ngành nghề cho các nhà đầu tư ASEAN và dành nguyên tắc đối xử quốc gia cho họ vào năm 2010; sau đó các quy định này cũng sẽ được mở ra cho các nhà đầu tư ngoài ASEAN vào năm 2015.

- Chương trình Hợp tác Cơng nghiệp ASEAN( AICO) nhằm thúc đẩy hợp tác của ASEAN trong lĩnh vực công nghiệp, được coi là một biện pháp để thực hiện AFTA sớm trong công nghiệp.

- Hợp tác dịch vụ trong ASEAN cũng được đẩy mạnh với việc các nước thành viên đã ký Hiệp định Khung về dịch vụ ASEAN( AFAS) và hai Nghị định thư cam kết giảm hàng rào thương mại trong 7 lĩnh vực dịch vụ: tài chính, vận tải biển, du lịch, xây dựng, hàng khơng, kinh doanh và bưu chính viễn thơng.

- Hợp tác trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin – viễn thông là một lĩnh vực hợp tác mới nhưng hết sức quan trọng đối với ASEAN để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số. Các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định khung e- ASEAN tại Hội nghị cấp cao khơng chính thức năm 2000 tại Singapore nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thông tin để thu hẹp khoảng cách về công nghệ số trong ASEAN và giữa ASEAN với các nước ngoài khu vực.

- Các nước ASEAN cũng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, nơng, lâm nghiệp và nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác.

Bên cạnh đó, việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN cũng được chú trọng. Các nước thành viên cũ trong ASEAN cũng tăng cường giúp đỡ các thành viên mới trong quá trình hội nhập bằng việc đưa ra Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI), được khẳng định một lần nữa trong Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Hà Nội tháng 7/2001. Tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế lần thứ 33 tại Hà Nội từ ngày 12 đến 16/9/2001, các nước ASEAN-6 đã nhất trí trao Hệ thống ưu đãi hội nhập ASEAN (AISP) cho các nước thành viên mới của ASEAN để các nước này tăng cường xuất khẩu một số mặt hàng được hưởng thuế quan ưu đãi 0% sang thị trường các nước ASEAN-6. Các quốc gia thành viên không ngừng giúp đỡ nhau nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các nước.

- ASEAN luôn tăng cường hợp tác, mở rộng quy mô thành viên. Cho đến hiện nay ASEAN đã trở thành ASEAN 16.

Khu mậu dịch tự do ASEAN( AFTA):

Khu mậu dịch tự do ASEAN được thành lập vào năm 1992 nhằm xóa bỏ các hàng rào thuế và phi thuế giữa các quốc gia thành viên. Cơ sở chính để thành lập AFTA là Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT trong đó quy định các nước thành viên phải giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0 – 5% khi các thành viên buôn bán với nhau, các sản phẩm giảm thuế do hội viên ASEAN tự nguyện đề nghị, nằm trong hai cấp độ cắt giảm là cát giảm cấp tốc và cắt giảm thông thường. Thời hạn đối với 6 thành viên cũ( Brunaây, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapo và Thái Lan) là 01/01/2003, Việt Nam là 01/01/2006, Lào và Mianma là 01/01/2008 và Campuchia là 01/01/2010. Khi một mặt hàng cắt giảm thuế quan cịn 0 – 5% thì cũng phải bỏ các hạn chế định lượng và trong vòng 5 năm tiếp theo phải loại bỏ tất cả các hàng rào phi thế quan khác liên quan đến mặt hàng đó.

Theo quy định, đến năm 2010 các nước ASEAN- 6 sẽ hoàn thành việc loại bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan đối với tất cả các mặt hàng và ASEAN - 4 sẽ loại bỏ hoàn toàn vào năm 2015 với một số sự linh động nhất định cho một số mặt hàng nhạy cảm.

AFTA là một trong những khu vực mậu dịch tự do khổng lồ với số dân khoảng 570 triệu người và GDP đạt khoảng 570 tỷ USD. AFTA đã mở đường cho ASEAN tiến đến Cộng đồng kinh tế ASEAN( AEC) vào năm 2015.

Những thành tựu đã đạt được dưới tác động của AFTA/CEPT:

- Thương mại nội khối ASEAN tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 1990, kim ngạch xuất nhập khẩu nội khối ASEAN chỉ chiếm 17% tổng kim ngạch thương mại của khối thì đến năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu nội khối đã tăng lên 25%.

- Tổng thu nhập quốc dân của các nước ASEAN năm 2009 đạt 1.492 tỉ đô la Mỹ. Đầu tư nội khối ASEAN đã được duy trì khá ổn định trong nhiều năm qua. Năm 2008, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi( FDI) nội khối đạt 10,8 tỉ đơ la Mỹ, chiếm 18,2% tổng mức FDI vào khu vực này( 59,7 tỉ đô la Mỹ). Năm 2009, FDI nội khối cũng đạt khoảng 11 tỉ đô la Mỹ. Và đáng chú ý là nếu như trong giai đoạn 2006 - 2008, tổng mức FDI vào ASEAN chỉ tăng 8,6%, thì dịng FDI nội khối tăng tới 42,6%. Điều đó có nghĩa rằng, đầu tư nội khối có xu hướng tăng nhanh hơn FDI nói chung.

- Cho đến hiện nay, 6 nước thành viên cũ đã cơ bản hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế xuống 0 – 5%. Ngày 01/ 01/ 2010, các nước ASEAN 6 đã hồn thành việc xóa bỏ thuế quan đối với 7.881 dịng thuế cuối cùng tham gia Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung nhằm thực hiện Khu vực thương mại tự do(ASEAN – AFTA), nâng tổng số dòng thuế đạt mức thuế suất tự do lên 54.457 dòng, đạt 99,11% tổng số dòng thuế của các nước ASEAN 6. Việc hồn thành mục tiêu tự do hố thuế quan này sẽ làm giảm

mức thuế quan trung bình của các nước này từ 0,79% năm 2009 xuống còn 0,05% vào năm 2010.

- AFTA đã cùng với AIA giúp thu hút thêm đầu tư nuớc ngoài vào ASEAN, từ năm 2002 đến nay, ngược lại với xu hướng giảm đầu tư trên tồn cầu thì đầu tư vào ASEAN vẫn tăng. Năm 2005, FDI vào ASEAN đạt 38 tỷ USD, tăng 48 % so với năm 2004. Năm 2008, ASEAN thu hút hơn 60,2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi( FDI). Điều đó cho thấy ASEAN vẫn hứa hẹn là một điểm đến đầy hấp dẫn của các nhà đầu tư.

1.2.2.3 Các hiệp định thương mại tự do của ASEAN với các nước đối tác. a) Quan hệ ASEAN – Trung Quốc

Quan hệ kinh tế, thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đã lớn mạnh nhanh chóng trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ký tháng 11 năm 2002 nhằm thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc( ACFTA), với mục tiêu hiện thực hóa ACFTA vào năm 2010 đối với Brunây, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapo, Thái Lan và Trung Quốc, và vào 2015 đối với Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam.

Hiệp định về thương mại hàng hóa và Thỏa thuận cơ chế giải quyết tranh chấp giữa ASEAN và Trung Quốc ký tháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn. Hiệp định về thương mại hàng hóa bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7 năm 2005. Hiệp định thương mại dịch vụ được ký bên lề Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 10 ASEAN - Trung Quốc vào tháng 1 năm 2007 tại Cebu, Phillippin và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Ủy ban Đàm phán thương mại ASEAN - Trung Quốc (AC-TNC) đã hoàn tất thương lượng về Hiệp định đầu tư ASEAN - Trung Quốc vào tháng 11 năm 2008, và ký kết hiệp định này trong khuôn khổ Hội nghị các bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 41 vào tháng 8 năm 2009 tại Bangkok, Thái Lan. Điều này đồng nghĩa với việc các tiến trình đàm phán giữa ASEAN-Trung Quốc về khu vực mậu dịch tự do đã được hoàn tất theo

như Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc đặt ra.

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là một thỏa thuận thương mại khu vực có ý nghĩa tồn cầu, xét về quy mơ thương mại giữa hai bên chiếm 13,7% thương mại toàn cầu và gần một nửa tổng kim ngạch thương mại của châu Á trong năm 2007.

Nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy gắn kết giữa ASEAN và Trung Quốc, gần đây Trung Quốc đã tuyên bố thành lập Quỹ Hợp tác Đầu tư ASEAN – Trung Quốc chi 10 tỷ USD cho các dự án hợp tác đầu tư lớn của ASEAN và Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng và tài nguyên, công nghệ thông tin và truyền thông và một số lĩnh vực khác.

Các hội nghị tham vấn nhằm hoàn tất Biên bản ghi nhớ( MOU) sơ bộ về việc thành lập trung tâm ASEAN-Trung Quốc đang được thực hiện. Các hội nghị tham vấn nhằm đưa ra Biên bản ghi nhớ chính thức trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và Các rào cản kỹ thuật trong thương mại( TBT) cũng đang được tiến hành.

Tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 192,5 tỷ

Một phần của tài liệu Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho việt nam trong quá trình tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)