CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Quá trình tham gia các liên kết kinh tế của Việt Nam:
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung quan trọng trong đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Vệt Nam. Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia các liên kết kinh tế đa phương trong khu vực, bao gồm cả những liên kết thể chế và phi thể chế. Đồng thời, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều thỏa thuận song phương với các nền kinh tế khác. Nền kinh tế Việt Nam hội nhập thế giới được đánh dấu đặc biệt bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Mỗi liên kết mà Việt Nam tham gia có những quy định riêng, tuy nhiên mục đích đều nhằm đưa Việt Nam phát triển, hội nhập vào khu vực và thế giới.
1.1. Tham gia ASEAN
Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á( ASEAN) vào ngày 28/7/1995 và là thành viên thứ 7 của tổ chức này. Ngay sau khi trở thành thành viên, Việt Nam đã tích cực chủ động tham gia các hoạt động hợp tác trên mọi lĩnh vực.
Một trong những đóng góp đầu tiên của Vệt Nam là thúc đẩy việc kết nạp Lào, Mianma, Campuchia, hình thành một ASEAN - 10. Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội( 12/ 1998). Chương trình Hành động Hà Nội đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện Tầm nhìn 2010. Đặc biệt tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34( AMM- 34)
tại Hà Nội năm 2001 mang đậm dấu ấn Việt Nam. Việt Nam cịn có sáng kiến trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột, trong đó Cộng đồng Văn hóa - xã hội do Việt Nam đề xuất.
Việt Nam còn là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn khu vực ASEAN( ARF), góp phần xây dựng ARF trở thành diễn đàn quan trọng đối với an ninh khu vực. Theo sự phân công của ASEAN, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò là nước điều phối viên trong quan hệ đối thoại giữa ASEAN với các cường quốc như Nhật Bản, Nga, Mỹ, Trung Quốc, EU, Ấn Độ…
Việc Việt Nam tham gia ASEAN đã và đang tạo môi trường thuận lợi hơn cho đất nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế và hội nhập có hiệu quả vào hệ thống tồn cầu, khơng chỉ góp phần thực hiện chính sách đổi mới tồn diện, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế mà quan trọng hơn là tạo ra bước phát triển mới trong quan hệ khu vực và quốc tế. Cụ thể sau khi tham gia ASEAN, Việt Nam trở thành nước sáng lập viên ASEM( 1996), thành viên chính thức của APEC( 1998), mở rộng khơng gian hợp tác với các nước Châu Á( Thông qua cơ chế ASEAN +1, ASEAN + 3,…).
Với những thành tựu phát triển kinh tế( nhất là trong lĩnh vực tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo) và việc thực hiện cam kết hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam đã để lại ấn tượng tốt đẹp với các nước thành viên ASEAN khác. Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã thực hiện lộ trình AFTA, tích cực tham gia mọi chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN, phù hợp với quyền lợi của đất nước. Việt Nam cũng tham gia ký kết Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN( AIA) ngày 7/10/1998, với mục tiêu tạo ra một khu vực đầu tư tự do trong nội bộ các nước ASEAN vào năm 2010 và cho các nước ngoài khối vào năm 2020.
Việt Nam tham gia ký và thực hiện khá tốt Hiệp định khung về tự do thương mại và dịch vụ ASEAN( AFAS), về “Chương trình hợp tác cơng
nghiệp ASEAN”( AICO), về “Sáng kiến lập hội”( IAI), đã chủ động đưa ra và tích cực thực hiện Chương trình hợp tác phát triển Tiểu vùng sơng Mê Cơng mở rộng( GMS), trong đó có dự án xây dựng các hành lang kinh tế, nhất là hành lang kinh tế Đông – Tây.
Không chỉ hội nhập kinh tế với ASEAN, Việt Nam cùng các nước này còn mở rộng không gian hợp tác kinh tế với các nước Đông Á( ASEAN+3), với các nước EU trong khuôn khổ ASEM, với các nước châu Á – Thái Bình Dương trong khn khổ APEC.
1.2. Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ( BTA)
Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết năm 2001. Mặc dù cho đến nay Việt Nam đã ký kết khoảng gần 90 hiệp định thương mại song phương với các nước trên thế giới nhưng Hiệp định thương mại mà Việt Nam ký với Mỹ có tầm ảnh hưởng và tác động to lớn nhất từ trước đến nay. Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ nằm trong tổng thể quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhất quán với mục tiêu chung của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ từ các nước khác để phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiệp định này được coi là một hiệp định “đồ sộ” nhất cả về hình thức( số lượng chương, điều) và nội dung( bao quát nhất trong các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ gồm 7 chương, 72 điều, 9 phụ lục và 2 thư trao đổi. Đặc biệt hiệp định thương mại Việt - Mỹ được đàm phán và ký kết trên cơ sổ các nguyên tắc, quy định của WTO. Do vậy Hiệp định có phạm vi điều chỉnh rộng nhất so với các hiệp định Việt Nam đã ký, nó khơng chỉ đề cập đến thương mại hàng hóa mà cịn bao gồm cả thương mại dịch vụ, phát triển quan hệ đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Thực tế cho thấy hiệp định thương mại đã tạo nên một lực đẩy rất lớn đối với tăng trưởng thương mại và nền kinh tế. Việc ký kết hiệp định thương mại
đã hồn tất q trình bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại Việt - Mỹ, tạo cơ sở cho việc bình thường hóa quan hệ thương mại giữa hai nước. Ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là một thành tựu lớn của việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa Việt Nam.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ và nhất là bắt đầu thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA) quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 11,4 tỉ USD. Ngồi ra Mỹ cịn là nước có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam lớn nhất. Năm 2009 Mỹ đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD.
Như vậy, cho đến nay, Việt Nam đã tham gia vào nhiều liên kết kinh tế quốc tế bao gồm cả liên kết toàn cầu, khu vực và song phương. Việc tham gia vào các liên kết này đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đưa đến khơng ít thách thức cho Việt Nam.