2 .Tác động của việc tham gia các liên kết kinh tế quốc tế đến Việt Nam
3. Định hướng tham gia liên kết kinh tế quốc tế của Việt Nam và một số đề
3.2 Một số đề xuất để Việt Nam tham gia có hiệu quả hơn vào các liên kết
3.2.3 Cải cách và hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm nâng cao hiệu
hội nhập kinh tế:
Đối với các nước đang phát triển, rào cản được coi là lớn nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là những khác biệt lớn về hệ thống luật pháp trong nước và các định chế của tổ chức kinh tế, các quốc gia cũng như các yêu cầu và quy định quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy để hội nhập thành công, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với luật chơi chung của quốc tế là yêu cầu bắt buộc.
Yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực là phải từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều
chỉnh, rà soát, sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở đối chiếu so sánh với các chuẩn mực quốc tế nhằm phù hợp hơn với pháp luật quốc tế, đảm bảo cho việc thực hiện các cam kết quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong lĩnh vực thương mại, Việt Nam phải nhanh chóng xây dựng hệ thống chính sách thương mại và các chính sách vĩ mơ có liên quan khác đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, và thực sự khuyến khích được việc mở rộng thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế - kỹ thuật của Việt Nam với các đối tác quốc tế, chú trọng xây dựng các biện pháp chính sách phù hợp nhằm tạo lợi thế cho thương mại phát triển. Đây là đòi hỏi cấp thiết hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
Khung pháp luật về tài chính, tiền tệ cũng cần được hoàn thiện hơn nữa, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các luật thuế nhằm cải cách đồng bộ hệ thống thủ tục và đơn giản hóa các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thống nhất mức thuế đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Thực hiện lộ trình giảm thuế quan theo đúng các cam kết quốc tế, đổi mới phương thức thu thuế. Luật ngân sách Nhà nước cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng công khai, minh bạch trong việc chi tiêu tài chính cơng. Thể chế quản lý ngoại hối cần được đổi mới, áp dụng phương thức điều hành tỷ giá hối đoái phù hợp với cơ chế thị tường.
Bên cạnh đó hồn thiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra, làm rõ hơn về thẩm quyền thanh tra, kiểm tra của các cơ quan liên quan tránh thanh tra chồng chéo, gây khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.