Tăng cường vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước cũng như đầu

Một phần của tài liệu Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho việt nam trong quá trình tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế (Trang 64 - 65)

2 .Tác động của việc tham gia các liên kết kinh tế quốc tế đến Việt Nam

2.1. Những cơ hội đối với nền kinh tế

2.1.2 Tăng cường vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước cũng như đầu

ra nước ngoài.

Với việc tham gia vào LKKTQT, khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện, đặc biệt là về khung khổ pháp lý trong đầu tư; đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trở nên đa dạng hơn, với nhiều ngành nghề, sản phẩm mới có hàm lượng khoa học và cơng nghệ cao; cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài đều tăng.

Tham gia vào ASEAN và đặc biệt là AFTA, Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút thêm đầu tư nước ngồi. Mục tiêu chính của AFTA là thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực ASEAN bằng việc hình thành một khối thị trường thống nhất, rộng lớn. Ngoài những tác động đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam, AFTA còn tác động mạnh tới đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tham gia thực hiện AFTA của Việt Nam không chỉ thu hút các nhà đầu tư ASEAN mà cả các nhà đầu tư ngồi khu vực vì họ n tâm trước những cam kết hội nhập AFTA của Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy rằng khi đầu tư vào Việt Nam, họ khơng chỉ có thị trường Việt Nam mà cịn có thêm thị trường ASEAN với 508 triệu dân, hàng hoá được tự do buôn bán trong khối với thuế suất thấp và khơng có các hàng rào phi thuế. Như vậy là đã giải quyết được phần lớn đầu ra cho sản phẩm trong tình hình thị trường tiêu thụ khó khăn như hiện nay. Hơn nữa, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam nhưng được gắn nhãn mác hàng hố ASEAN, ngày càng có uy tín trên thị trường quốc tế, ưu thế này giúp sản phẩm của các nhà đầu tư vươn ra các thị trường khác ngoài thị trường ASEAN trong khi họ vẫn tận dụng được các lợi

thế khác của Việt Nam. Bên cạnh đó, lợi ích mà AFTA mang lại cho Việt Nam là chúng ta có thể nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước ASEAN với mức thuế suất thấp để sản xuất hàng xuất khẩu mà vẫn được tính thành tích nội địa hố để hưởng ưu đãi thuế quan theo GSP (hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển trong khuôn khổ GATT). Đây sẽ là một động lực khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi đưa vốn và cơng nghệ vào khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm thâm nhập vào hai thị trường rộng lớn và khó tính là Mỹ và EU mà họ vẫn có được những điều kiện thuận lợi khác như giá nhân cơng rẻ, nguồn tài ngun thiên nhiên,...

Bên cạnh đó, với việc tham gia vào WTO và ký kết hiệp định thương mại tự do song phương với các nước lớn cũng mở ra cho Viêt Nam cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ sau một năm gia nhập WTO, hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các ngành công nghiệp chủ chốt đều rất khả quan. Năm 2007, Việt Nam thu hút được trên 20 tỷ USD vốn FDI bằng cả số vốn của 5 năm trước cộng lại. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam khi tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới.

Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực sẽ được các doanh nghiệp ở các nước phát triển đầu tư vào Việt Nam rồi sau đó xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực liên kết. Điều này tất yếu sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho việt nam trong quá trình tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)