Các dịch vụ tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tác động của việt nam gia nhập WTO ảnh hưởng tới thương mại điện tử môn thương mại điện tử (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG III ẢNH HƯỞNG CỦA WTO ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

3.2 Ảnh hưởng của WTO đến thương mại điện tử ở Việt Nam

3.2.5 Các dịch vụ tài chính

Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm

*Cam kết: Về phương thức cung cấp qua biên giới, Việt Nam không hạn chế đối với dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; dịch vụ tái bảo hiểm; dịch vụ bảo hiểm vận tải quốc tế; dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm; dịch vụ tư vấn, dịch vụ tính tốn, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường.

Về phương thức cung cấp qua hiện diện thương mại, Việt Nam cam kết khá thơng thống. Kể từ 1/1/2008 các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài đã được kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ.

*Tác động: Mặc dù còn nhiều hạn chế đối với việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm theo phương thức cung cấp qua biên giới, cam kết của Việt Nam tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các nhà bảo hiểm ở nước ngoài ứng dụng thương mại điện tử cung cấp dịch vụ bảo hiểm vận tải quốc tế, tái bảo hiểm và hầu hết các loại hình bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và người nước ngồi làm việc tại Việt Nam.

Đồng thời, Việt Nam cũng cam kết thơng thống đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài muốn kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngồi với tiềm lực tài chính to lớn và công nghệ kinh doanh hiện đại sẽ ứng dụng thương mại điện tử mạnh mẽ để chào bán dịch vụ và chăm sóc khách hàng.

Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác

*Cam kết: Về phương thức cung cấp qua biên giới, Việt Nam hầu như chưa cam kết đối với mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác.

Về phương thức cung cấp qua hiện diện thương mại, cam kết của Việt Nam khá thơng thống:

Kể từ khi gia nhập, các tổ chức tín dụng nước ngồi được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia. Kể từ 1/4/2007 các ngân hàng thương mại nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam hạn chế chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngồi khơng được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở chi nhánh của mình.

Hơn nữa, từ 1/1/2011, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được hưởng đối xử quốc gia đầy đủ đối với dịch vụ nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng khơng có quan hệ tín dụng.

*Tác động: Mặc dù Việt Nam hầu như chưa cam kết đối với việc cung cấp qua biên giới mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác nhưng điều này có thể khơng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thương mại điện tử.

Ngược lại, các ngân hàng nước ngồi có cơ hội rất lớn khi hiện diện tại Việt Nam ngay tại thời điểm gia nhập và có thể được hưởng đối xử gần như các ngân hàng Việt Nam từ năm 2011. Do nhu cầu kinh tế xã hội và áp lực cạnh tranh, lĩnh vực ngân hàng đã và đang thay đổi nhanh chóng theo hướng hiện đại hố. Kết quả là dịch vụ thanh toán điện tử - một khâu rất quan trọng trong chu trình giao dịch thương mại điện tử - sẽ phát triển nhanh chóng và có thể tạo ra bước đột phá mới cho thương mại điện tử Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tác động của việt nam gia nhập WTO ảnh hưởng tới thương mại điện tử môn thương mại điện tử (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)