Lĩnh vực sở hữu trí tuệ và đầu tư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tác động của việt nam gia nhập WTO ảnh hưởng tới thương mại điện tử môn thương mại điện tử (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG III ẢNH HƯỞNG CỦA WTO ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

3.2 Ảnh hưởng của WTO đến thương mại điện tử ở Việt Nam

3.2.12 Lĩnh vực sở hữu trí tuệ và đầu tư

Sở hữu trí tuệ

*Cam kết: Việt Nam sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết nhằm tuân thủ đầy đủ tất cả các quy định của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) kể từ ngày gia nhập WTO mà không viện dẫn đến bất kỳ thời hạn chuyển tiếp nào.

*Tác động: Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam rất lớn, đặc biệt với hai đối tượng gắn chặt với thương mại điện tử là bản quyền và nhãn hiệu hàng hoá, bao gồm tên miền. Trước hết, thương mại điện tử quan hệ mật thiết với các sản phẩm dễ bị vi phạm bản quyền và nhãn hiệu hàng hoá. Các sản phẩm số hố và các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao được mua bán với tỷ trọng lớn trên mạng. Đó là những sản phẩm như phần mềm máy tính, phim, nhạc, sách, máy tính cá nhân, điện thoại di động, v.v... Thứ hai, việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử phức tạp hơn trong thương mại truyền thống rất nhiều. Việc phát tán nhạc, phim, phần mềm máy tính hay sách trên mơi trường Internet có thể diễn ra cực nhanh trên phạm vi cả nước, thậm chí trên qui mơ tồn cầu, trong khi rất khó thu thập được chứng cứ về hành vi vi phạm hay định danh chính xác thủ phạm là một trở ngại nghiêm trọng đối với thương mại điện tử.

Trong bối cảnh đó, cam kết tuân thủ Hiệp định TRIPS ngay tại thời điểm gia nhập WTO có ý nghĩa to lớn tới sự phát triển thương mại điện tử của Việt Nam.

Đầu tư

*Cam kết: Các biện pháp áp dụng riêng cho đầu tư nước ngoài: Luật Đầu tư được áp dụng thống nhất cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài và đảm bảo quyền tự chủ của nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư nước ngoài được tự do lựa chọn (các) lĩnh vực mà mình mong muốn đầu tư, hình thức đầu tư, các biện pháp huy động vốn, vị trí địa lý và quy mơ đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn đầu tư theo đúng các luật lệ của Việt Nam và các cam kết của Việt Nam tại các điều ước quốc tế mà Việt

Nam là thành viên, được tiếp cận một cách bình đẳng với nguồn vốn, ngoại tệ, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, các công cụ pháp lý, v.v...

*Tác động: Tác động của gia nhập WTO đối với thu hút đầu tư nước ngồi thậm chí cịn rõ ràng hơn đối với xuất khẩu. Năm 2007, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt mức kỷ lục 20,3 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2006.

Việc Việt Nam cam kết không phân biệt đối xử quốc gia đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các cam kết liên quan tới đầu tư khác có tác động mạnh mẽ tới việc thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực ICT nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đánh giá: “Không đáng ngạc nhiên khi Việt Nam trở thành tiêu điểm cho đầu tư công nghệ cao từ các công ty Hoa Kỳ”.

Trong lĩnh vực ICT, nhiều tập đoàn lớn đã và đangquyết định đầu tư sản xuất linh kiện, thiết bị công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, nhiều công ty kinh doanh trực tuyến đa quốc gia đã tìm hiểu thị trường Việt Nam, mặc dù các công ty kinh doanh trực tuyến trong nước tỏ ra e ngại về cuộc cạnh tranh không cân sức, nhưng cuối cùng khách hàng sẽ được hưởng lợi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tác động của việt nam gia nhập WTO ảnh hưởng tới thương mại điện tử môn thương mại điện tử (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)