Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tác động của việt nam gia nhập WTO ảnh hưởng tới thương mại điện tử môn thương mại điện tử (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG III ẢNH HƯỞNG CỦA WTO ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

3.2 Ảnh hưởng của WTO đến thương mại điện tử ở Việt Nam

3.2.9 Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao

Dịch vụ giải trí, bao gồm nhà hát, nhạc sống và xiếc

*Cam kết: Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị trường đối với cả phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới lẫn hiện diện thương mại, ngoại trừ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập, cho phép thành lập liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngồi khơng được vượt q 49%.

*Tác động: Một mặt, cam kết của Việt Nam rất thận trọng. Mặt khác, Internet và các công nghệ liên quan phát triển hết sức nhanh chóng. Do đó, khó dự báo trước được ảnh hưởng của sự phát triển đó đối với việc cung cấp dịch vụ giải trí cũng như tác động của cam kết này tới thương mại điện tử tại Việt Nam.

Các dịch vụ giải trí và hồi phục sức khoẻ khác

*Cam kết: Trong phân ngành này, Việt Nam chỉ cam kết với dịch vụ trò chơi điện tử:

Đối với phương thức cung cấp qua hiện diện thương mại, nhà cung cấp dịch vụ nước ngồi chỉ được cung cấp dịch vụ dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam đã được phép cung cấp dịch vụ này với tỷ lệ vốn

*Tác động: Trò chơi điện tử là một hình thức giải trí trực tuyến hấp dẫn nhiều đối tượng, đặc biệt là giới trẻ. Nhu cầu của thị trường trò chơi trực tuyến tại Việt Nam tăng rất nhanh trong vài năm qua. Bên cạnh những khía cạnh giải trí tích cực, nếu khơng có chính sách hợp lý, trị chơi trực tuyến cũng bộc lộ một số khía cạnh khơng lành mạnh, chẳng hạn như một số trẻ em chơi quá nhiều gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và học tập, một số trị chơi có nội dung khơng phù hợp với thuần phong mỹ tục, kích động bạo lực. Đồng thời, sự phát triển của trò chơi trực tuyến cũng đặt ra nhiều vấn đề pháp lý mới, chẳng hạn như vấn đề sở hữu, mua bán tài sản ảo, v.v...

Thông tư liên tịch số 60 đã đưa ra nhiều quy định chặt chẽ đối với việc sản xuất, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến tại Việt Nam. Đối tượng áp dụng là doanh nghiệp, cá nhân sản xuất trò chơi trực tuyến, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP), đại lý Internet và người sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến. Điều kiện cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngồi và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (phương thức hiện diện thương mại) là:

1) Việc xét duyệt các điều kiện để được cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến tại Việt Nam căn cứ theo qui định của Luật Đầu tư và các Điều ước quốc tế liên quan đến dịch vụ văn hoá và Internet mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;

2) Có văn bản của Bộ Văn hố - Thơng tin đồng ý về nội dung, kịch bản của từng trò chơi;

3) Có văn bản xác nhận của Bộ Bưu chính Viễn thơng trên cơ sở thống nhất với Bộ Cơng an về việc đáp ứng các điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến nhằm bảo đảm an tồn, an ninh thơng tin, chất lượng dịch vụ và các quyền lợi chính đáng của người sử dụng dịch vụ.

Do đặc thù của thương mại điện tử qua biên giới nói chung và việc cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến qua biên giới nói riêng, mục tiêu của các giải pháp đề ra tại các thơng tư trên có thể khơng đạt được được đầy đủ. Mặc dù Việt Nam đưa ra nhiều

hạn chế đối với phương thức cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến qua hiện diện thương mại, chưa cam kết mở cửa thị trường đối với phương thức cung cấp qua biên giới, nhưng người chơi tại Việt Nam có xu hướng sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngồi khơng hiện diện thương mại tại Việt Nam. Không những các mục tiêu đề ra khó đạt được mà Việt Nam cịn mất một lượng ngoại tệ mạnh ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tác động của việt nam gia nhập WTO ảnh hưởng tới thương mại điện tử môn thương mại điện tử (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)