II. Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường XNK
5. Biện pháp đối với thị trường đầu vào
Thị trường nguồn hàng xuất khẩu là nơi cung cấp hàng hố xuất khẩu. Đối với Cơng ty kinh doanh XNK, thị trường đầu vào là rất quan trọng đảm bảo nguồn hàng cho quá trình xuất nhập khẩu. Vì vậy, với thị trường này Công ty nên áp dụng một số biện pháp sau:
5.1 Tăng cường liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất.
Điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho Công ty luôn bảo đảm được nguồn hàng kịp thời phục vụ cho việc xuất khẩu, đồng thời khai thác được thế mạnh mỗi bên như các cơ sở sản xuất có nhà xưởng, có thiết bị cơng nghệ cao, có nguồn hàng khai thác cịn Cơng ty có thị trường xuất khẩu, có kinh nghiệm giao dịch, có kỹ thuật về ngoại thương và quản lý xuất khẩu, nhập khẩu để tạo ra lợi nhuận cao nhất, tăng kim nghạch xuất nhập khẩu từ đó tạo ra nhiều cơng ăn việc làm cho cả hai bên
Để làm được điều này, Công ty nên thực hiện các cơng việc sau:
- Có được biện pháp liên doanh liên kết tốt, tạo được nguồn vốn phù hợp để giảm bớt chi phí, giảm bớt về thuế.
- Tìm ra giải pháp liên doanh liên kết tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên trong việc mua bán hàng hoá xuất khẩu.
Mặt khác, Công ty nên cử cán bộ nghiệp vụ đi thu mua hàng, chọn mẫu hàng thích hợp với thị trường xuất khẩu, xác dịnh các chi phí liên quan và giá cả hàng hoá.
Tức là phải tăng cường thu mua hàng hoá đã qua chế biến của các cơ sở sản xuất hạn chế việc thu mua sản phẩm thơ, có như vậy mới tạo ra giá trị hàng hố cao, nâng cao uy tín của cơng ty trên thị trường nước ngồi.
Kết hợp với cơ sở sản xuất đầu tư khai thác chế biến khống sản chế biến.
5.3 Đầu tư cho cơng tác nghiên cứu và phát triển.
Thông qua việc nghiên cứu thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng, Cơng ty nên đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển để sáng tác các mẫu mã thích hợp với điều kiện sản xuất trong nước và yêu cầu của thị trường.
6. Các biện pháp đối với thị truờng tiêu thụ.
6.1 Đối với thị trường truyền thống.
Công ty MIMEXCO đã đạt được những thành tựu trên là do Công ty luôn giữ vững quan điểm “củng cố giữ vững vị trí ở thị trường truyền thống đồng thời tìm mọi biện pháp thâm nhập thị trường mới”. Do đó thị trường truyền thống ln được cơng ty quan tâm hàng đầu.
Thị trường Châu á Thái Bình Dương: Tuy khu vực thị trường này rất rộng lớn và có nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như Trung Quốc ,ấn Độ, Nhật Bản…vì vậy, khi Việt Nam đã là thành viên của khu vực mậu dịch tự do ASEAN, công ty cần thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN để tranh thủ sự ưu đãi về thuế, nâng cao khả năng cạnh tranh. Song song với cơng việc đó cơng ty cần phải thực hiện các cơng việc sau:
+Giữ vững và củng cố thêm bạn hàng: thời gian vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang một số nước thuộc khu vực này giảm đáng kể, vì vậy Cơng ty sẽ phải áp dụng kết hợp tất cả các biện pháp xúc tiến hỗn hợp để duy trì và củng cố các bạn hàng ở khu vực này.
+ Phát riển sản phẩm mới: Để cạnh tranh với các đối thủ khác, chiến lược tốt nhất với Công ty hiện nay là khác biệt hố sản phẩm, vì vậy việc nghiên cứu, tìm tịi phát triển sản phẩm mới là rất quan trọng.
+ Liên doanh với các bạn hàng: là một biện pháp nhằm từng bước nâng cao vai trị và vị thế của Cơng ty.
Đi cụ thể trong từng vùng, từng khu vực thị trtường XNK sẽ thấy được cơ hội triển vọng, thuận lợi khó khăn của Cơng ty như sau:
Thị trường Nhật Bản:
Mấy năm gần đây, quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển mạnh mẽ.Trong q trình cơng nghiệp hố, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu phần lớn máy móc thiết bị đồng thời Nhật Bản là nơi tiêu thụ lớn và ổn định đối với các sản phẩm của Việt Nam.
Đối với Cơng ty XNK khống sản thì hiện nay Cơng ty có mức xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không cao so với tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Chính vì vậy, những năm tiếp theo Cơng ty cần đẩy mạnh hàng xuất khẩu sang Nhật Bản và chú trọng nhập khẩu nhưng máy móc thiết bị, cơng nghệ hiện đại để phục vụ cho ngành khai khống
nói riêng và phục vụ mục tiêu cơng nghiệp hố hiện đại hố nói chung.
Thị trường Trung Quốc:
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn, được các nước công nghiệp rất quan tâm. Đây là thị trường có ý nghĩa lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế vì thế mà Cơng ty nên tìm cơ hội quan hệ thương mại với thị trường này trong chiến lược phát triển lâu dài.
Thị trường Malaixia:
Malaixia là một nước cơng nghiệp, có tốc độ phát triển kinh tế cao, có giá trị XNK liên tục cao qua các năm, đồng thời lại là nước nhập khẩu ngun liệu khai khống nhiều, Cơng ty cần phát triển ưu điểm đó.
6.2 Nghiên cứu để thâm nhập vào những thị trường mới và tiềm năng.
Trong kinh doanh hiện đại, một doanh nghiệp “dậm chân tại chỗ’’ có nghĩa là doanh nghiệp đó đang thụt lùi. Vì vậy nếu chỉ duy trì ở thị trường có sẵn của Cơng ty thì chưa đủ mà địi hỏi phải có biện pháp xâm nhập vào những thị trường mới. Mặc dù trong những năm gần đây, Cơng ty MIMEXCO đã có sản phẩm xuất sang thị trường EU và thị trường Đơng Âu nhưng nhìn chung các thị trường này vẫn cịn là mới mẻ với Cơng ty và Công ty cũng mới chỉ thâm nhập vào một phần thị trường này. Do đó trong thời gian tới, Cơng ty cần có biện pháp thâm nhập và phát triển tốt hơn các khu vực thị trường này.
Việc thâm nhập vào thị trường mới là cả một q trình đầy khó khăn mà Công ty cần phải thực hiện. Để phát triển thị ttrường mới, trước hết Công ty cần phải điều tra nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng, sau đó đùng các biện pháp thu hút khách hàng như nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng giá thâm nhập, giá giới thiệu…Ngoài ra cần một nguyên tắc ln giữ vững chữ tín trong thương mại.
Cơng ty cần xác định tiềm năng của thị trường về mặt hàng mà mình cần bán thong qua những số liệu thống kê, bán hàng thử, thăm dò ý kiến người tiêu dùng…Xác định yêu cầu cụ thể về mặt hàng của mình, kiểu dáng mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật, những qui định về nhập khẩu, phương thức bán hàng…
Ngồi ra, Cơng ty cũng cần nghiên cứu tiềm năng bán hàng của những đơn vị khác, những kênh tiêu thụ của họ, giá cả bao bì, bao gói, quảng cáo phân tích điểm mạnh điểm yếu của họ để đưa ra những kết luận có ích cho việc thâm nhập thị trtường sau này. Đồng thời đẩy mạnh liên doanh với nước ngoài, nhận bao tiêu sản phẩm, mở rộng các hình thức gia cơng sản phẩm theo u cầu của khách hàng bằng ngun liệu của chính mình hay của khách hàng.
7. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viêntác nghiệp. tác nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh XNK, việc đào tạo nguồn nhân lực là rất cần thiết vì nó sẽ bổ sung cung cách kinh doanh mới, tiếp thu công nghệ mới dẫn đến làm tăng khả năng cạnh tranh
MIMEXCO cần khẩn trương chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, trên cơ sở đào tạo đọi ngũ cán bộ hiện có, đồng thời tuyển dụng những cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ, có kiến thức xã hội và ngoại ngữ thay thế những cán bộ không đủ năng lực.
Cần đào tạo được cán bộ quản lý giỏi về nghiệp vụ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, tránh tình trạng hàng hố kém chất lượng bị khách hàng khiếu lại dẫn đến mất bạn hàng sau này. Vấn đề này Công ty nên đề cập tới trong phương hướng hoạt động của những năm tiếp theo vì mục tiêu đặt ra cho Công ty là phải đào tạo được cán bộ đạt tiêu chuẩn:
- Am hiểu sâu sắc tình hình thị trường trong và ngồi nước về mặt hàng khoáng sản này.
- Có kiến thức về luật pháp, tập quán kinh doanh quốc tế. - Giỏi về ngoại ngữ.
- Biết cách đàm phán, thương thuyết, có tinh thần hợp tác, biết tính tốn đến lợi ích của doanh nghiệp và cả lợi ích chung của nền kinh tế.
Cơng ty có thể cử cán bộ đi học nâng cao nghiệp vụ ở các trường đại học trong nước hay nước ngoài, hoặc toạ ra khố học ngồi giờ đẻ có thẻ đảm bảo hoạt động kinh doanh.
Ngồi ra, Cơng ty cần kiện toàn lại phương thức tổ chức quản lý kinh doanh, cần thu xếp các phòng ban, phòng nghiệp vụ cho phù hợp với sự phát triển chung, tránh sự chồng chéo cơng việc của phịng này với phòng khác.
8.1 Mục tiêu của chiến lược.
Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, Công ty phải xác định được thị trường tiêu thụ cho mình và để xác định được đâu là thị trường tiêu thụ của mình thì Cơng ty cần có một chiến lược thị trường cụ thể. Mục tiêu của chiến lược thị trường là giúp cho doanh nghiệp định hướng thị trường, nghĩa là cho thấy thị trường nào Công ty cần phải đặc biệt quan tâm, đồng thời giúp cho Công ty vạch ra các giải pháp để thâm nhập thị trường đó.
Mục tiêu của Cơng ty hiện nay là duy trì và củng cố các thị trường truyền thống, thâm nhập và mở rộng sang các thị trường mới, thì chiến lược thị trtường sẽ giúp Cơng ty đạt được mục tiêu thông qua các biện pháp về cung cầu, giá cả và cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
8.2 Nội dung của chiến lược thị trường xuất khẩu.
* Chiến lược chung:
Thông qua chiến lược chung Công ty sẽ xác định được mục tiêu tổng quát về thị trường từ đó phân định ra được đâu là thị trường chính ở hiện tại và trong tương lai đồng thời đưa ra được những chính sách thích hợp về thị trường đó.
Các biện pháp đối với cung là tìm kiếm nguồn hàng với giá cả, chất lượng hợp lý, có uy tín và có khả năng cung cấp lâu dài. Để được như vậy,công ty nên tổ chức các mối quan hệ rộng rãi, nắm được thơng tin về gía cả, chất lượng hàng hố, đối tác kinh doanh.
Giá cả hàng hoá phụ thuộc phần lớn vào giá cả đầu vào và chi phí.Nếu như giá cả đầu vào thấp, chi phí tiết kiệm thì lợi
nhuận của cơng ty càng cao. Để giảm chi phí Cơng ty phải áp dụng đồng bộ những biện pháp bao gồm biện pháp hồn thiện mạng lưới tiêu thụ, qui trình sản xuất kinh doanh, hồn thiện bộ máy quản lý…
Các biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trước tiên cũng phụ thuộc vào giá thành,chất lượng sản phẩm, mạng lưới bán hàng…và những thông tin về đối thủ cạnh tranh. Điều này địi hỏi cơng ty phải tổ chức nghiên cứu những thông tin về đối thủ cạnh tranh để tìm ra điểm mạnh điểm yếu của họ mà tấn công.
*Chiến lược phân khúc phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là q trình chi tiết hố của marketing với mục tiêu nhằm phân định thị trường tổng thể thành những cấu trúc nhỏ hơn, có thơng số đặc tính đường nét hành vi lựa chọn mua khác biệt nhau nhưng trong nội bộ đoạn thì đồng nhất và Cơng ty có thể vận dụng marketing - mix trên mỗi đoạn thị trường mục tiêu đó.
Thị trường người tiêu dùng là một tập hợp các khách hàng tiềm năng trên thị trường, mỗi người tiêu dùng là một đơn vị cấu trúc khác biệt của một tập hợp khơng đồng nhất vì nhu cầu mua sắm trên thị trường , họ có thể khác biệt trong ý muốn, sở thích …sự khơng đồng nhất này có ảnh hưởng rất lớn tới việc mua và tiêu dùng hàng hoá. Do vậy cần phân đoạn nhu cầu để cơng ty nhận biết đặc tính của từng đoạn và tuỳ theo điều kiện khả năng cụ thể của mình mà lựa chọn các chính sách, biện pháp khác nhau để thâm nhập và khai thác thị trường nhằm đạt mục tiêu
của marketing chiến lược. Mục tiêu của phân đoạn thị trường là trên cơ sở phân tích khách hàng và hiệu năng của khác hàng bằng sự thích ứng sản phẩm chiêu thị của mình, qua đó khai thác tối ưu dung lượng thị trường để nâng cao vị thế của công ty trên đoạn thị trường đó.
*Chiến lược thị trường trọng điểm
Sau khi tiến hành phân đoạn thị trường công ty mới quyết định thâm nhập vào đoạn thị trường tốt nhất, đoạn thị trường mà cơng ty có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất, doanh số bán là cao nhất. Chiến lược thị trường trọng điểm gồm hai bước:
+Tiếp cận thị trường trọng điểm: thơng thường cơng ty có thể có các loại thị trường trọng điểm sau:
-Tiếp cận đối với thị trường trọng điểm đơn giản -Tiếp cận đối với thị trường trọng điểm phức tạp -Tiếp cận đối với thị trường trọng điểm hỗn tạp
+Lựa chọn chiến thuật bao quát thị trường và các đoạn thị trường hấp dẫn
Muốn lựa chọn chiến thuật bao quát thị trường công ty cần xem xét các yếu tố sau:khả năng tài chính của công ty, mức độ đồng nhất của sản phẩm ,giai đoạn chu kì sống của sản phẩ, mức độ đồng nhất của thị trường và chiến lược tiếp thị của công ty cạnh tranh.
Công ty cần thu thập thông tin dữ liệu về các khu vực thị trường tốt nhất, sẽ có doanh thu cao nhất, lãi lớn, ít cạnh tranh, tiếp cận đơn giản.Như vậy cơng ty sẽ tìm ra khu vực hấp dẫn mà
cơng ty có khả năng kinh doanh cần thiết để khai thác khu vực đó.
III. Một số kiến nghị đối với nhà nước.
Trong những năm trước mắt cần hoàn thiện môi trường pháp lý thuận lợi và có chính sách khuyến khích hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp cho các doanh nghiệp phát triển, ưu tiên cho những doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường xuất khẩu. Cụ thể:
1. Để phục vụ đồng bộ cho quá trình hội nhập, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước. Việc sắp xếp và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằn cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước một cách hợp lý và số lượng qui mô, ngàh nghề để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thị trường ngồi nước, mơi trường kinh doanh hội nhập khu vực và quốc tế. Mặt khác tiến trình này sẽ tạo điều kiện mở rộng hơn thị trường chứng khoán và thị trường vốn và đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện huy động vốn qua nhiều kênh khác nhau.
2. Mở rộng hoạt động của thị trường vốn để làm phong phú và nâng cao tiềm lực tham gia thị trường vốn. Trong đó hồn thiện cơ chế hoạt động của thị truờng chứng khoán tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn.
Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư thơng qua kênh tín dụng ưu đãi của Nhà nước và Nhà nước gián tiếp hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hỗ trợ lãi suất sau
3. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước thông qua các Quỹ hỗ trợ xuất khẩu và Quỹ bảo hiểm xuất khẩu theo hiệp hội ngành hàng , quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ… Đồng thời thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý có thời hạn hàng sản xuất trong nước phù hợp với các hoạt động và tiêu chuẩn quốc tế.
4. Thực hiện qui trình cải cách thuế bước 2, cơng khai lịch